Bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng sẽ thay đổi theo thời gian và đi qua bốn giai đoạn trong vòng đời như được trình bày ở hình 1-3 gồm giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn.
Mỗi giai đoạn tượng trưng cho một thử thách riêng đối với những người làm công tác marketing - những người có trách nhiệm xây dựng chiến lược để đem lại doanh thu phù hợp với từng giai đoạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SẢN PHẨM
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SẢN
PHẨM
Bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng sẽ thay đổi theo thời gian và đi
qua bốn giai đoạn trong vòng đời như được trình bày ở hình 1-3 gồm
giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn.
Mỗi giai đoạn tượng trưng cho một thử thách riêng đối với những người
làm công tác marketing - những người có trách nhiệm xây dựng chiến
lược để đem lại doanh thu phù hợp với từng giai đoạn. Hãy xem trường
hợp máy tính cá nhân. Khi những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên xuất
hiện vào cuối thập niên 1970, chỉ một bộ phận nhỏ dân số tỏ ra quan
tâm, đó là các nhà công nghệ, các nhà toán học và những người say mê
máy tính. Máy tính cá nhân lúc đó được bán theo bộ.
Apple và các nhà sản xuất khác đã giới thiệu các mô hình cải tiến giúp
đơn giản hóa việc cài đặt và sử dụng. Những người viết phần mềm cung
cấp các chương trình làm cho những chiếc máy này hữu ích hơn với
nhiều chức năng đa dạng. Khi IBM nhảy vào cuộc chơi này năm 1981,
thị trường máy tính nhanh chóng phát triển. Doanh thu toàn ngành tăng
cao hơn mỗi quý, và nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện do bị hấp
dẫn bởi thị trường này. Trước đó một thời gian dài, nhiều người đã có
máy tính để bàn ở nơi làm việc và ở nhà, và cứ hai hoặc ba năm một lần
chúng lại được thay thế bằng các mẫu mã mới. Máy tính cá nhân trên đà
phát triển nhanh chóng trong vòng đời của nó.
Vào cuối thập niên 1990, chỉ hai mươi năm sau khi Apple giới thiệu máy
Apple II, ngành công nghiệp máy tính cá nhân đã mang nhiều đặc điểm
của một thị trường chín muồi: mức doanh thu trên đơn vị sản phẩm phát
triển chậm lại do thị trường đã bão hòa, sự chống đối về giá cả từ phía
khách hàng, mức độ cải tiến sản phẩm kỹ thuật giảm và khả năng sinh
lợi cũng giảm theo. Máy tính cá nhân trở thành một sản phẩm tiêu dùng
giống như tủ lạnh và ti vi. Trong giai đoạn này, những hãng nhỏ bị hất
khỏi thương trường và chỉ có những nhà sản xuất quy mô lớn mới đủ
sức trụ vững. Hewlett-Packard đã mua đối thủ Compaq để mở rộng quy
mô sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận, còn IBM lại bán mảng kinh
doanh máy tính cá nhân của mình cho một nhà sản xuất Trung Quốc.
Chiến lược marketing phải thay đổi trong từng giai đoạn của vòng đời
sản phẩm. Chúng ta cùng xem xét vấn đề này.
Giai đoạn giới thiệu
Trong giai đoạn này, một hoặc nhiều người tiên phong nỗ lực tập trung
vào một thứ gì đó mới mẻ và còn xa lạ. Lúc này, marketing có hai nhiệm
vụ: xây dựng ý thức về chủng loại sản phẩm và hướng dẫn khách hàng
tiềm năng cách họ có thể sử dụng sản phẩm đó nhằm phục vụ lợi ích bản
thân. Hãy xem lại trường hợp máy tính cá nhân. Vào cuối thập niên
1970, Apple, Atari, PET, Radio Shack, và các nhà tiên phong khác vừa
quan tâm đến việc tạo lập thị trường, vừa thúc đẩy sản phẩm đặc biệt của
họ. Việc tăng cường nhận thức và sự quan tâm vào máy tính cá nhân là
điều tốt đẹp cho tất cả các đối thủ cạnh tranh. Khi gã khổng lồ IBM nhảy
vào thị trường này vào năm 1981, mọi người vô cùng vui mừng vì sự
tham gia của Big Blue(1) đem lại cho sản phẩm của họ tính hợp pháp và
thu hút nhiều khách hàng hơn.
Tổn thất tài chính là chuyện thông thường trong giai đoạn khởi đầu này
vì doanh thu nhanh chóng bị ngốn sạch bởi các chi phí phát triển sản
phẩm liên tục, marketing và sản xuất.
Thách thức marketing trong giai đoạn khởi đầu là xây dựng ý thức về
sản phẩm và có nhiều người dùng thử sản phẩm nhằm mục đích tạo ra sự
phát triển mạnh mẽ hơn.
Giai đoạn phát triển
Một số sản phẩm trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc. Doanh thu tăng
vọt, kết thúc tình trạng thua lỗ trong giai đoạn khởi đầu. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, chỉ một phần nhỏ doanh thu đem lại lợi nhuận
ròng. Lý do là vì lợi nhuận công ty (hay dòng sản phẩm) thu được lại
phải tái đầu tư vào các khâu phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu
và mở rộng thị trường. eBay - một công ty lớn về bán đấu giá trực tuyến
- là ví dụ điển hình cho trường hợp này.
eBay bắt đầu hoạt động vào năm 1995 như một doanh nghiệp hoạt động
gia đình. Tuy nhiên, khái niệm mua bán qua sàn đấu giá trực tuyến hấp
dẫn đến nỗi công ty phát triển rất nhanh chóng. Hình 1-4 cho thấy sự
phát triển vũ bão này trong giai đoạn thành lập của công ty là 1996-
2002. Hãy lưu ý rằng doanh thu ròng tăng rất chậm trong những năm
1997-1999, mặc dù doanh thu năm sau vẫn cao gấp đôi năm trước. Khi
thiếu những thông tin khác, chúng ta có thể nghĩ rằng eBay quản lý lợi
nhuận của mình không hiệu quả. Trong thực tế, eBay đã dùng dòng tiền
phát sinh từ doanh thu để phát triển cơ sở hạ tầng trực tuyến, xây dựng
một thương hiệu nổi tiếng và phát triển các loại hình bán đấu giá mới.
eBay cũng tích cực đầu tư vốn để mở rộng phạm vi kinh doanh, thường
bằng cách mua lại các công ty khác, nhờ đó ngăn chặn sự gia nhập thị
trường của các đối thủ cạnh tranh.
Thách thức thị trường trong giai đoạn phát triển là chuyển từ việc xây
dựng nhận thức về sản phẩm sang xây dựng thương hiệu. Vì các đối thủ
cạnh tranh mới luôn bị hấp dẫn trước sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận,
nên bạn cần tập trung vào việc tối đa hóa sự phát triển của công ty. Để
có thể tăng doanh thu, hãy mở rộng sản phẩm, chẳng hạn như sự giới
thiệu iPod Mini giá thấp hơn năm 2005 của Apple.
Giai đoạn chín muồi
Cuối cùng, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và chủng loại sản phẩm đều
đạt đến điểm chín muồi, thể hiện qua sự ổn định về số lượng nhà sản
xuất, sự phát triển doanh thu trên đơn vị sản phẩm chững lại và tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu giảm. Trong giai đoạn chín muồi, thị trường của
người bán nhường chỗ cho thị trường của người mua. Lợi nhuận giảm
khi các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau để giành thị phần. Sự thay đổi
sản phẩm chỉ dừng ở mức độ cải tiến chứ không có tính đột phá. Kinh
phí chủ yếu được tập trung cho việc quảng cáo và giảm giá. Công ty nào
cũng cố gắng giành giật thị phần từ các doanh nghiệp khác.
Lĩnh vực máy tính hiện đang tiến gần đến giai đoạn chín muồi, nếu ...