Danh mục

Xu hướng vận động của điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 759.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trần thuật là phương diện hình thức cơ bản của tác phẩm tự sự, có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật cũng như thái độ thẩm mĩ của nhà văn. Bài viết này nhằm tổng kết, khái quát hóa bình diện điểm nhìn trần thuật - một bình diện nổi bật, thể hiện rõ sự đổi mới của thực tiễn văn xuôi nước ta sau 1975 và góp phần khắc họa trung thực bức tranh văn học sử mà người đọc, người học, người dạy Ngữ văn hiện nay đang quan tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng vận động của điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 37 XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 Nguyễn Thị Tuyết Minh1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Trần thuật là phương diện hình thức cơ bản của tác phẩm tự sự, có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật cũng như thái độ thẩm mĩ của nhà văn. Bài viết này nhằm tổng kết, khái quát hóa bình diện điểm nhìn trần thuật - một bình diện nổi bật, thể hiện rõ sự đổi mới của thực tiễn văn xuôi nước ta sau 1975 và góp phần khắc họa trung thực bức tranh văn học sử mà người đọc, người học, người dạy Ngữ văn hiện nay đang quan tâm. Từ khóa: Điểm nhìn trần thuật, văn xuôi sau 1975, Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Trần thuật là phương diện hình thức cơ bản của tác phẩm tự sự, có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật cũng như thái độ thẩm mĩ của nhà văn. Nhân loại thế kỉ XXI đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực tự sự/ trần thuật (học) - một lĩnh vực khoa học liên ngành với rất nhiều lí thuyết được khái quát từ thực tiễn phong phú của sáng tạo và tiếp nhận văn chương. Bài viết này không đi sâu vào các vấn đề lí thuyết trần thuật học mà vận dụng một số khái niệm công cụ đã được giới nghiên cứu xác lập để nhận diện, miêu tả và đánh giá về một chặng đường văn xuôi có nhiều đổi mới quan trọng ở nước ta - chặng đường từ sau 1975. Mục đích của chúng tôi nhằm tổng kết, khái quát hóa thực tiễn sáng tạo văn xuôi, góp phần vào việc khắc họa trung thực bức tranh văn học sử mà người đọc, người học, người dạy Ngữ văn hiện nay đang rất quan tâm. Trong khuôn khổ giới hạn, chúng tôi không thể bao quát mọi vấn đề của nghệ thuật trần thuật mà chỉ tập trung vào một khía cạnh nổi bật, thể hiện rõ sự đổi mới của văn xuôi nước ta 40 năm qua, đó là vấn đề điểm nhìn trần thuật. 2. NỘI DUNG 1 Nhận bài ngày 25.03.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016. Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Minh; Email: nguyenthituyetminhsp2@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 38 Điểm nhìn là vấn đề then chốt của kết cấu tác phẩm nghệ thuật. Nó hiện diện khắp nơi, chi phối hầu hết các yếu tố trên các cấp độ của văn bản; là “vị trí từ đó người kể nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn”. Trên thực tế, “giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ thay đổi điểm nhìn”(1). Mặt khác, thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Khảo sát điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975, chúng tôi nhận thấy những xu hướng vận động như sau: 2.1. Xu hướng nhạt dần điểm nhìn đại diện cộng đồng, gia tăng điểm nhìn cá thể hoá Mỗi kiểu tư duy văn học là sản phẩm của một tâm thức văn hoá, một tâm thế sáng tạo cụ thể. Trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, nhà văn được đặt ở vị trí trung tâm của đời sống và đại diện cho lợi ích cộng đồng. Người kể chuyện trong văn xuôi Việt Nam từ 1945 - 1975 thường đồng nhất cái nhìn của mình với chân lí. Đó là cái nhìn “toàn tri”, được bảo đảm bằng kinh nghiệm của cộng đồng. Sau 1975, đất nước phát triển trong hoà bình, nhu cầu đổi mới toàn diện đời sống xã hội được ý thức và văn học cũng không thể viết như cũ. Từ đầu thập kỉ 80, văn xuôi bắt đầu chuyển mạnh sang cảm hứng thế sự - đời tư với điểm nhìn cá thể hoá. Mặc dù vẫn còn những tác phẩm duy trì điểm nhìn đại diện cộng đồng như Ông cố vấn, Quãng đời xưa in bóng, Đường về Sài Gòn… nhưng chúng hầu như bị lấn át so với những tác phẩm tiếp cận hiện thực bằng cái nhìn cá thể hóa, tức là bằng kinh nghiệm cá nhân. Khảo sát trên các tác phẩm được dư luận chú ý, chúng tôi thấy sự chuyển dịch điểm nhìn khá rõ. Từ 1975 đến 1980, nhìn chung văn xuôi vẫn nghiêng về điểm nhìn đại diện cộng đồng. Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Tháng Ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh)… Từ 1980 đến 1986, dư luận bắt đầu dành sự quan tâm hơn cho những tác phẩm mang cảm hứng đạo đức - thế sự hay đời tư với điểm nhìn của kinh nghiệm cá nhân như Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải), Thời xa vắng (Lê Lựu)… Từ 1986 trở đi, người đ ...

Tài liệu được xem nhiều: