Danh mục

Xử lí kế toán trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.34 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xử lí kế toán trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệpNhững năm gần đây, ưu thế của công ty cổ phần ngày càng được thể hiện rõ nét cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nước ta. Trong số các công ty cổ phần mới ra đời có một số lượng lớn các công ty cổ phần hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ các loại hình DN khác mà chủ yếu là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Từ trước đến nay, việc chuyển đổi hình thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lí kế toán trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp Xử lí kế toán trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp Những năm gần đây, ưu thế của công ty cổ phần ngày càng được thể hiện rõ nét cùng vớisự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nước ta. Trong số các công ty cổ phần mới rađời có một số lượng lớn các công ty cổ phần hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ các loại hìnhDN khác mà chủ yếu là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Từ trước đến nay, việc chuyểnđổi hình thức sở hữu chủ yếu được thực hiện đối với các DN Nhà nước (DNNN) mà thực chất làquá trình cổ phần hóa DNNN. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác, việc chuyển đổichưa được hướng dẫn một cách cụ thể rõ ràng. Các DN chủ yếu vẫn căn cứ vào quy định chungcủa Luật DN, Luật Kế toán để thực hiện chuyển đổi. Ở nước ta, hiện nay, so với các loại hình DN khác DN là CTCP có nhiều lợi thế hơn hẳn.Lợi thế đó xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lí mà pháp luật quy định. Trong mô hìnhCTCP, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp, việc chuyển nhượng cácphần vốn góp được thực hiện một cách tự do thông qua việc bán cổ phần của các cổ đông. Ngoàira, CTCP là loại hình có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt, cơ chế quản lý tập trung cao do cósự tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý. Cũng chính vì những ưu điểm nổi bật hơnbất kỳ loại hình DN khác đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển hàng lọat các CTCP ở ViệtNam, đặc biệt trong hai năm 2006-2007 khi mà thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam pháttriển sôi động và bùng nổ. Thực tiễn, quá trình chuyển đổi hình thức sang CTCP đã nảy sinh nhiều vấn đề mà hiệnnay chính sách kế toán chưa rõ ràng. Do đó đã gây lúng túng cho các DN trong việc xử lý, ghichép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện các nghĩa vụ thuế có liên quan. Từ trước đếnnay, việc chuyển đổi hình thức sở hữu chủ yếu được thực hiện đối với các DNNN mà thực chấtlà quá trình cổ phần hóa DNNN, do vậy trình tự thủ tục chuyển đổi, cơ chế chính sách xử lý tàichính, kế toán thủ tục xác định giá trị DN đã quy định cụ thể, rõ ràng trong các Nghị định, Thôngtư hướng dẫn của Nhà nước. Trong khi đó, đối với các loại hình DN khác, việc chuyển đổi chưađược hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng. Khi thực hiện, các DN chủ yếu căn cứ vào quy địnhchung của Luật DN, Luật Kế toán để thực hiện. Tuy nhiên, do các quy định của Luật mới chỉ làcác quy định khung nên quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều tình huống, mỗi DN hiểuvà vạn dụng theo một cách khác nhau, dẫn đến không thống nhất, thậm chí phát sinh các mâuthuẫn giữa DN với các cơ quan quản lý Nhà nước. Vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay khi chuyển đổi sang hình thức mới là việc đánh giálại tài sản và xác định giá trị tài sản thuần của DN, làm cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ gópvốn của các chủ sở hữu cũ đối với CTCP mới. Theo Luật DN, nếu “tài sản góp vốn không phảilà tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, phải được các thành viê, cổ đông sáng lậphoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá”. Do không quy định bắt buộc nên có DN thuê tổchức định giá chuyên nghiệp, nhưng cũng có DN không thuê tổ chức định giá mà việc định giádo các cổ đông tự thực hiện. Trong trường hợp này, kết quả định giá của các cổ đông có được cơquan quản lý Nhà nước công nhận bởi nó sẽ là cơ sở để CTCP mới ghi nhận nguyên giá và tríchkhấu hao đối với tài sản cố định. Điều này khác hẳn với việc chuyển đổi đối với DNNN, khi cổphần hóa DNNN, việc đánh giá lại tài sản, xác định giá trị DN dựa trên các nguyên tắc đánh giácụ thể, do tổ chức định giá hoặc các công ty kiểm toán đủ tiêu chuẩn được Bộ Tài chính công bốthực hiện. Trong quá trình đánh giá lại tài sản, xác định giá trị thuần DN, có thể xảy ra trườnghợp giá trị tài sản được đánh giá có thể bằng hoặc chênh lệch so với giá trị đang theo dõi trên sổkế toán và trong trường hợp có sự chênh lệch thì chưa có văn bản nào hướng dẫn cách xử lí cụthể. Quan điểm xử lý vấn đề này hiện cũng đang rất khác nhau. Về nguyên tắc, khi tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu DN phải tiến hành các bướcsau: - Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính; - Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập và ghi sổ kế toán theo biên bản bàngiao; - Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho CTCP mới để làm căn cứ mở và ghi sổ kế toán. - Đối với thuế thu nhập DN, công ty thực hiện chuyển đổi phải thực hiện quyết toán vàphải gửi tờ khai quyết toán thuế thu nhập DN cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từngày có quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, thời điểm khóa sổ kế toán, kết thúc năm tài chính và lập báo cáo tài chính đốivới công ty thực hiện chuyển đổi là thời điểm trước ngày CTCP mới được cấp giấy chứng nhậnđăn ...

Tài liệu được xem nhiều: