Danh mục

Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.48 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ với nhau. Tình hình thời sự đang diễn ra hàng ngày trên thế giới đã chứng minh tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta trong việc dự đoán sự phát triển của thế giới hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn NGUYỄN XUÂN TẾ PGS. TS Khoa học chính trị, Trưởng phòng NCKH&HTQT- ĐH Luật TP.HCM Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ với nhau. Tình hình thời sự đang diễn ra hàng ngày trên thế giới đã chứng minh tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta trong việc dự đoán sự phát triển của thế giới hiện đại. Ngay cả những sự kiện đã và đang diễn ra (mà gần đây nhất là vấn đề Tây Nguyên các ngày 10/4, 11/4) càng làm cho chúng ta phải mài sắc ý chí cảnh giác cách mạng, phá vỡ âm mưu thâm độc của những lực lượng thù địch câu kết giữa những kẻ phá rối trong nước và thế lực phản động ở ngoài nước. Chính vì thế, việc xử lý tình huống chính trị, trong đó có xử lý các điểm nóng chính trị– xã hội, cần phải được xây dựng thành lý thuyết, khái quát thành những qui trình, giúp cho các nhà hoạt động chính trị có bản lĩnh trong cuộc sống và có nghệ thuật xử lý thành thạo những vụ việc xảy ra trong thực tiễn. Hoạt động chính trị là một lĩnh vực đặc thù, nó vừa là sự kết hợp sự từng trải kinh nghiệm sống, là nghệ thuật xử lý tình huống, nhưng cũng lại là khoa học. V.I Lê-nin đã từng căn dặn: chính trị phải được thụ thai từ khoa học. Với tinh thần cầu thị, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết, đặc biệt là đi khảo sát và tổng kết thực tiễn. Địa phương đầu tiên mà chúng tôi tiếp cận là Tây Nguyên. Kịch bản sự kiện ngày 10/4, 11/4 vừa qua xảy ra ở Tây Nguyên càng khắc đậm những đặc điểm của điểm nóng chính trị- xã hội ở địa phương này năm 2001. Tiếp đó là An Giang; sở dĩ chúng tôi chọn An Giang vì đây là nơi đặc trưng cho tình hình người Khơme ở đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi về đề tài xử lý điểm nóng chính trị- xã hội nhằm: - Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận về xử lý tình huống chính trị- xã hội. Làm rõ các khái niệm tình huống chính trị, điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị- xã hội và sự chuyển hóa của chúng. - Khảo sát thực tế, xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan. Từ đó tìm ra được qui trình giải pháp giải quyết điểm nóng chính trị- xã hội. Hay nói cách khác là tổng kết thực tiễn, đúc rút bài học xử lý tình huống chính trị ở từng địa bàn. - Trên cơ sở đó giúp cho người cán bộ lãnh đạo chính trị có nhận thức đúng và biết cách xử lý khi điểm nóng chính trị- xã hội xảy ra hoặc khả năng chủ động phòng ngừa để không xảy ra các tình huống chính trị. A. MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN1 I. KHÁI NIỆM TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ, ĐIỂM NÓNG XÃ HỘI, ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 1. Tình huống chính trị Chính trị là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người. Nếu trong điều kiện bình thường thì hoạt động của các chủ thể cầm quyền sẽ diễn ra theo qui trình: ra quyết định, triển khai thực hiện, tổng kết, rút kinh nghiệm và chuẩn bị ra quyết định mới… Các quá trình sau lại tiếp tục diễn ra như vậy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải lúc nào các chủ thể cầm quyền cũng tuân theo một qui trình như vậy mà trong quá trình triển khai các bước, họ có thể còn gặp phải những trở ngại như các hiện tượng: nhân dân khiếu kiện, biểu tình chống đối; lực lượng phản động gây bạo loạn; bản thân các chủ thể cầm quyền thoái hoá, biến chất, chia bè cánh chống đối lẫn nhau…; trong những điều kiện nhất định có thể dẫn đến tình huống thiếu chủ thể cầm quyền…. Những hiện tượng này gây nên sự bất ổn về mặt chính trị- xã hội hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chính trị- xã hội, đòi hỏi phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết. Như vậy, tình huống chính trị là những sự kiện, biến cố không bình thường, diễn ra trong đời sống chính trị- xã hội, gây nên sự bất ổn định hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chính trị- xã hội, đòi hỏi con người phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết. Tình huống chính trị thường gắn với sự khủng hoảng chính trị. Đây cũng là thời điểm, hoàn cảnh dễ nảy sinh xung đột, rối loạn xã hội, có nguy cơ đe dọa đến sự ổn định bền vững của chế độ. Tình huống chính trị còn là những bùng phát gây bất lợi về chính trị trong một phạm vi nhất định. Tình huống chính trị có thể trực tiếp nảy sinh trong lĩnh vực chính trị như những mâu thuẫn giữa các lực lượng ngay trong bộ máy cầm quyền, sự chống đối của các thế lực trong và ngoài nước; sự chống đối của nhân dân với những người nắm giữ quyền lực, các cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của nhà nước. Chẳng hạn, khi kinh tế khủng hoảng, trì trệ có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt chính trị. Những vấn đề dân tộc, tôn giáo nếu không có giải pháp đúng cũng có thể dẫn đến những xung đột về chính trị. Tình huống chính trị có thể biểu hiện ở những dấu hiệu cơ bản sau : - Sự bất mãn, chống đối của nhân dân với chính quyền nhà nước; - Bộ máy quyền lực tê liệt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: