Danh mục

Xử lý khẩn cấp sách và tài liệu ướt

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.78 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sally Buchanan - Phó giáo sư trường Khoa học thông tin, Đại học Pittsburgh. Việc khôi phục lại sách và tài liệu bị ướt sau hoả hoạn có thể thành công và ít tốn kém nếu như các nhân viên và ban quản lý luôn sẵn sàng và phản ứng kịp thời. Nhiều thư viện và cơ quan lưu trữ đã vượt qua thử thách này vì nhân viên đều biết chính xác họ phải làm gì trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu chỉ chậm trễ một vài giờ thôi thì các bộ sưu tập có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý khẩn cấp sách và tài liệu ướt Xử lý khẩn cấp sách và tài liệu ướtSally Buchanan - Phó giáo sư trường Khoa học thông tin, Đại học Pittsburgh.Việc khôi phục lại sách và tài liệu bị ướt sau hoả hoạn có thể thành công và íttốn kém nếu như các nhân viên và ban quản lý luôn sẵn sàng và phản ứng kịpthời. Nhiều thư viện và cơ quan lưu trữ đã vượt qua thử thách này vì nhânviên đều biết chính xác họ phải làm gì trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên,nếu chỉ chậm trễ một vài giờ thôi thì các bộ sưu tập có thể vĩnh viễn mất đihoặc thiệt hại nghiêm trọng. Do vậy, hoạt động khôi phục có ý nghĩa rất quantrọng. Phải huy động ngân sách từ các dự án khác, dịch vụ phục vụ côngchúng và các toà nhà nghiên cứu bị gián đoạn, quan hệ với công chúng bị ảnhhưởng. Các bước chính của giai đoạn khôi phục khẩn cấp là:- Đối phó kịp thời.- Có kế hoạch chi tiết đối phó với các thảm hoạ.- Nhân viên được hướng dẫn tốt.- Cam kết từ phía ban quản lý.- Công tác thông tin liên lạc được thực hiện một cách có hiệu quả.- Quyết định nhanh chóng, kịp thời.Để công tác khôi phục có hiệu quả, phản ứng nhanh là một yêu cầu thiết yếu.Các bộ sưu tập bằng giấy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt cấu tạo ngaykhi bị ướt. Các quyển sách phồng lên và biến dạng, các trang sách nhăn lại,mực và chất bắt sáng chảy nhòe, giấy dính bết lại với nhau. Một số tài liệu cóthể dễ dàng được làm khô và tốn tương đối ít chi phí nếu như chúng đượcđóng lại, được các chuyên gia bảo tồn xử lý hoặc loại bỏ. Thật không may lànhiều nhân viên thư viện lại tin rằng việc thay thế những tài liệu bị nước làmhư hại là cách giải quyết tốt nhất. Nhưng trên thực tế, nhiều tài liệu không thểthay thế được, hoặc nếu thay thế được thì người sử dụng không thể chấp nhậnnổi hoặc không còn phù hợp với những mục đích của cơ quan. Một số bộ sưutập không bao giờ còn có thể khôi phục lại được như nguyên trạng.Nếu sau khi tài liệu bị ướt mà các điều kiện về môi trường không bảo đảm thìchỉ 2-3 ngày sau, nấm mốc sẽ xuất hiện, trước tiên ở các khe và gáy sách, rồisau đó lan nhanh chóng sang các bộ phận khác của sách. Một khi nấm mốc đãxuất hiện thì việc kiểm soát và loại bỏ chúng là vô cùng khó khăn, để lại hậuquả lâu dài (nhiều tháng) cho bộ sưu tập.Việc khôi phục sau những sự kiện có liên quan tới nước sẽ thành công hơn,nếu như các bộ sưu tập được xử lý ngay tức thì. Điều này đồng nghĩa với việckiểm soát tức thì môi trường của khu vực: loại bỏ nước, kiểm soát nhiệt độ vàđộ ẩm, bảo quản tốt những hiện vật không bị ướt. Cùng lúc, sách và tài liệuướt phải được đưa ngay ra khỏi khu vực này bằng những phương pháp chophép và sau đó được làm khô.Sau khi tai nạn xảy ra, cần lưu ý trả lời các câu hỏi sau: Có tài liệu nào có thểbỏ đi vì chúng không còn sử dụng được nữa, hoặc không còn liên quan gì đếnchiến lược phát triển hiện tại của bộ sưu tập, hoặc chúng không còn giá trịnữa? Liệu có thể mua chúng, nhưng dưới một dạng thức trình bày khác màngười sử dụng vẫn chấp nhận được hay không? Việc mua các hiện vật trêndưới dạng thức khác ấy có làm phát sinh chi phí trong tương lai hay không?(ví dụ như là có cần phải nâng cấp các thiết bị, phần cứng hoặc phần mềm đểcó thể khai thác được các thông tin từ loạt tài liệu này hay không? Và cơquan có phải chịu những cam kết nào với địa phương (khu vực) hay với giớithư viện quốc tế hay không?Để xử lý những quyển sách và tài liệu bị ướt, có thể sử dụng một số kỹ thuậtlàm khô đã được kiểm chứng và hoàn thiện trong suốt thập kỷ qua. Việc lựachọn một hay nhiều phương pháp trong số đó phụ thuộc vào sự trầm trọngcủa tai nạn, kết cấu của tài liệu bị ảnh hưởng, mục đích sử dụng và lưu giữ bộsưu tập, các yếu tố liên quan đến những chi phí công khai và chi phí tiềm ẩncho việc khôi phục bằng các phương pháp làm khô khác nhau. Các phươngpháp này sẽ được đề cập ngắn gọn cùng với những nhận xét về các loại hưhại và loại vật liệu sưu tập cụ thể cho từng phương pháp cũng như các khoảnchi phí ngắn và dài hạn để sử dụng chúng.Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, cần tham khảo ý kiến của một giámđốc hoặc chuyên gia bảo tồn có kinh nghiệm trong lĩnh vực khôi phục sau tainạn. Trong trường hợp các loại sách và tài liệu quý hiếm, nhất định phải thamvấn một chuyên gia bảo tồn để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Cáchoạt động khôi phục thành công trong thập kỷ qua đã liên tục chứng minhrằng nếu như tiến hành các biện pháp khôi phục đúng đắn thì chi phí làm khôcác hiện vật trong sưu tập sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí thay thế chúng.Cần hiểu rằng không có biện pháp làm khô nào có thể khôi phục được hoàntoàn bộ sưu tập. Nếu như mất thời gian để đưa ra các quyết định quan trọng,thì các tài liệu sẽ bị biến dạng nhiều. Và sau khi được làm khô, liệu chúng cógiữ nguyên ở trạng thái cũ. Còn nếu như chúng được xử lý kịp thời, nhanhchóng thì sau khi làm khô, chúng có thể được bày lại trên giá sách, tuy cómột số ảnh hưởng nhưng không đáng kể.Làm khô bằng không ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: