Thông tin tài liệu:
Nền kinh tế- xã hội của nước ta ngày càng đi lên, mỗi ngày có nhiều công ty được thành lập mới, đồng thời cũng có nhiều công ty vì những lý do khác nhau mà phá sản. Theo đó, tài sản của doanh nghiệp bị phá sản sẽ được xử lý theo quy định của Luật phá sản hiện hành. Bài viết sau đây sẽ trình bày về việc xử lý và phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản theo quy định của pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý và phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản XỬ LÝ VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN Trần Huỳnh Đức, Nguyễn Thị Tường Vi, Nguyễn Minh Luân, Trần Nhật Tâm Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí MinhTÓM TẮTNền kinh tế- xã hội của nước ta ngày càng đi lên, mỗi ngày có nhiều công ty được thành lập mới, đồngthời cũng có nhiều công ty vì những lý do khác nhau mà phá sản. Theo đó, tài sản của doanh nghiệp bịphá sản sẽ được xử lý theo quy định của Luật phá sản hiện hành. Bài viết sau đây sẽ trình bày về việc xửlý và phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản theo quy định của pháp luật.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN1.1. Khái niệm pháp luật phá sảnTheo hiểu biết chung nhất, pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hànhđể điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Phápluật phá sản là một bộ phận cấu thành nhóm các chế định pháp luật về giải quyết hậu quả của khungpháp lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường.Trong hoạt động kinh tế, thương mại pháp luật về phá sản là một chế định đặc thù, tính đặc thù đượcbiểu hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật nội dung vừa chứa đựng cácquy phạm pháp luật hình thức.Những vấn đề cơ bản trong việc giải quyết phá sản như: lý do phá sản, trình tự thủ tục phá sản, quyềnhạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thủ tục phục hồi, thanh lý tài sản và việc phân chia tàisản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy được tính đặc thù của pháp luật phá sản thể hiện ở chỗ: Các quyđịnh của pháp luật phá sản vừa chứa đựng quy phạm pháp luật về nội dung vừa chứa đựng quy phạmpháp luật về hình thứcQuy phạm pháp luật về nội dung: điều chỉnh quan hệ về tài sản giữa con nợ và chủ nợ, quyền và nghĩavụ của chủ thể tham gia quan hệ đó.Khách thể của quan hệ này: là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.Quy phạm pháp luật về hình thức:điều chỉnh quan hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền vớichủ nợ, con nợ và những người có liên quan, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này.1.2. Vai trò của Luật phá sảnLà một nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên khái niệm phá sản còn rất xa lạ và mơ hồ đốivới rất nhiều người, thậm chí với cả các doanh nghiệp, vì vậy, pháp luật về phá sản phải đảm bảo cácmục tiêu sau:– Đảm bảo việc đòi nợ của các chủ nợ được công bằng, trật tự: + Mục đích chính của pháp luật về phá sản là thay thế cơ chế xiết nợ theo kiểu “mạnh ai nấy được” bằng một cơ chế đòi nợ tập thể công bằng và trật tự.. Như vậy, thông qua pháp luật về phá sản, các chủ nợ sẽ được tham gia vào quá trình thu hồi và phát mại tài sản của doanh nghiệp để tối đa hóa tài sản phá sản của doanh nghiệp (đảm bảo tất cả các tài sản của doanh nghiệp đều được thu182 hồi và được phát mại với giá cao nhất). Tài sản phá sản này sẽ được đem phân chia một cách công bằng cho các chủ nợ tránh tình trạng chủ nợ đến đòi nợ trước được hưởng nhiều, chủ nợ đến sau hoặc không có mối quan hệ riêng với con nợ thì không nhận được phần thanh toán của mình.– Giải phóng con nợ và tạo cho con nợ có được sự khởi đầu mới: + Việc giải quyết phá sản phải giải phóng con nợ khỏi những gánh nặng nợ nần mà họ không thể trả nợ được và trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho họ có được sự khởi đầu mới. Con nợ chỉ được giải phóng khỏi các khoản nợ khi không có hành vi gian trá trong những nguyên nhân dẫn tới việc phá sản. Cùng với chế độ TNHH, pháp luật về phá sản tạo niềm tin và sự an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, Luật Phá sản 2014 không miễn trừ nghĩa vụ trả nợ cho chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh sau khi có tuyên bố phá sản doanh nghiệp được xem là một chế tài quá khắt khe và thiếu hợp lý. Quy định tại điều 90 Luật Phá sản 2004 này không tạo động lực cho các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.– Bảo vệ quyền lợi của người lao động: + Người lao động là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất từ việc phá sản doanh nghiệp. Họ bị mất việc làm và thậm chí không nhận được các khoản lương mà doanh nghiệp mắc nợ nợ họ. Vì vậy, pháp luật về phá sản phải đảm bảo quyền yêu cầu tuyên bố phá sản của người lao động, quyền tham gia các hoạt động phục hồi và thanh lý tài sản cũng như quyền được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ khác. Theo quy định của pháp luật phá sản, người lao động không những có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản mà các quy định về thứ tự ưu tiên khi phân chia giá trị còn lại của doanh nghiệp, chế độ trợ cấp, bảo hiểm thôi việc…– Góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương trong xã hội: + Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ ...