Danh mục

Xử trí khi con đòi 'bỏ nhà đi'

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.60 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Ừ, ừ, mày cứ dọa bỏ nhà đi như tao ấy, “ông bà già” phải thua ngay”. Chị Nhung choáng váng khi vô tình đi ngang qua phòng cậu quý tử, thoáng nghe được cuộc trò chuyện của con với bạn qua di động. Hai vợ chồng đều là giáo viên Trung học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy con, chị Nhung không thiếu. Nhưng gần đây, cháu Nam – con chị, đang học lớp 10, có nhiều biến đổi lạ thường, chị mới không khỏi giật mình bỡ ngỡ… ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử trí khi con đòi “bỏ nhà đi” Xử trí khi con đòi “bỏ nhà đi” “Ừ, ừ, mày cứ dọa bỏ nhà đi như tao ấy, “ông bà già” phải thua ngay”. Chị Nhung choáng váng khi vô tình đi ngang qua phòng cậu quý tử, thoáng nghe được cuộc trò chuyện của con với bạn qua di động. Hai vợ chồng đều là giáo viên Trung học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy con, chị Nhung không thiếu. Nhưng gần đây, cháu Nam – con chị, đang học lớp 10, có nhiều biến đổi lạ thường, chị mới không khỏi giật mình bỡ ngỡ… Bắt đầu từ chuyện hôm trước, chị Nhung vừa dắt xe qua cổng, chuẩn bị đi làm, bỗng bà nội mặt biến sắc khiếp sợ, gọi giật lại: “Trời ơi, con lên mà xem! Thằng Nam đeo cái khuyên bạc ở rốn kia kìa”. Quá đỗi kinh ngạc, chị Nhung tức tốc lao lên phòng con tra hỏi. Thấy thái độ của mẹ quá gay gắt, Nam chỉ thờ ơ: “Bọn bạn con, thằng nào chả thế. Có gì mà mẹ phải lo”. Nói rồi, nó lẳng lặng khóac ba lô đi học, như không có chuyện gì xảy ra. Cả buổi hôm ấy, chị Nhung chẳng còn tâm trí làm việc, ngồi ở cơ quan mà lòng dạ chị bần thần, bứt dứt không yên. Chị lo sợ, cậu con ngoan ngoãn của mình có nguy cơ rời xa vòng tay mẹ, sa chân vào chuyện xấu. Tối về, chị thuật lại đầu đuôi câu chuyện “động trời” này với chồng, hy vọng anh tìm được cách dạy dỗ con. Anh nhà chị thường ngày hiền lành, ít nói nhưng rất cục tính. Dứt chuyện, anh chẳng nói chẳng rằng, lôi thằng bé ra ngoài, đánh một trận thừa sống thiếu chết. Đích thân anh còn giận dữ, tự tay phá cái khuyên bạc ở rốn của con. Đây không phải lần đầu anh đánh con nhưng chưa khi nào chị thấy anh hành xử thô bạo đến vậy. Mẹ xót con, bà nội thương cháu, cả nhà nhảy vào can ngăn, anh mới tạm ngừng “cuộc chiến”. Lạ kỳ, chị thấy con không hề rơi một giọt nước mắt dù rất đau, bộ mặt hầm hầm chống đối… Biết con chưa kịp ăn uống gì, chị Nhung lén chồng mang đồ ăn lên phòng con, mới giật mình té xỉu: “Thằng bé đã bỏ đi từ khi nào”. Đêm hôm ấy cả nhà được một phen hoảng hồn, thức trắng, liên lạc khắp nơi tìm tung tích con, hết gọi điện cho họ hàng, rồi đám bạn học của con nhưng không một ai có tin tức gì. Khóc lóc kêu than một hồi, chị Nhung quay sang cáu giận với chồng: “Tất cả là tại anh. Sao anh lỡ đánh con ra nông nỗi ấy? Nó có mệnh hệ gì, em biết làm sao?”. Anh chồng chị cũng lo cuống quýt: “Không sao đâu, để sáng mai xem nó có đến trường không, rồi tính sau. Em đừng lo quá”. Trực chờ từ tinh mơ ngoài cổng trường một lát thì thấy bóng con, chị Nhung hớt hải, vội vã: “Mẹ xin con đấy. Tan học theo mẹ về nhà con nhé”. Mặt thằng bé phụng phịu, xị xuống có ý dỗi hờn, chị năn nỉ, dỗ dành ngọt nhạt: “Bố hứa sẽ không đánh con đâu”. Từ ngày ấy, động một tý không vừa ý là thằng Nam đòi bỏ nhà, chị Nhung lại nhất nhất phải tuân thủ theo mọi “yêu sách” của con… Cháu An – con anh Kiên đang là học sinh lớp 11. Năm ngoái, An đạt danh hiệu học sinh giỏi nhưng học kỳ một vừa rồi rớt xuống còn tiên tiến. Gần đây, anh Kiên rất lo lắng khi thấy con có biểu hiện lơ là học hành, say mê điện tử, đặc biệt còn có một khoản tiền riêng để thay di động. Chị nhà anh Kiên tính nóng như lửa. Hôm trước, phát hiện cậu con trai quý tử lén lút cậy tủ, ăn trộm tiền của bố mẹ, chị sôi máu chửi bới và lỡ tay cho con mấy cái bạt tai. Kết quả, chiều ấy tan học, chờ mãi không thấy con về, anh mới hốt hoảng cuống cuồng thông báo cho vợ. Chưa nghe hết câu, chị đã gắt gỏng: “Anh kệ nó. Xem nó đi được mấy ngày”. Không đồng tình với cách phản ứng của vợ nhưng biết thuyết phục cũng vô ích, hơn nữa chị lại bận bịu làm ăn bên ngoài tới khuya, anh Kiên đành âm thầm đi tìm con một mình. Để con lang thang bên ngoài, bao cạm bẫy rình rập, một người làm cha như anh, sao có thể cam lòng… Anh tìm đủ mọi cách nhưng vô vọng, cả đêm thức trắng mong con, tờ mờ sáng thì có tiếng điện thoại, anh cuống quýt vì lo vợ nhận điện, nhỡ của con, chỉ tổ đổ thêm dầu vào lửa: “Bố ơi, mở cửa cho con với”. Giận điên người nhưng anh cũng cố gắng kiềm chế, hạ giọng nhỏ nhẹ hỏi han tình hình của con. Vậy mà, nó chỉ lạnh nhạt: “Con mệt rồi. Con đi ngủ đây bố ạ”. Từ đó, anh thấy con càng ngày càng khép kín, đi học thì thôi chứ hễ về đến nhà là chui lên phòng, không buồn trò chuyện với ai…. Theo cách chuyên gia tâm lý, trẻ ở lứa tuổi 11- 15 có những biến đổi to lớn về tâm sinh lý. Đây là thời kỳ mà tính cách đan xen, nửa trẻ con, nửa người lớn. Đặc biệt, tâm tính trẻ rất dễ xúc động, tính khí thất thường, dễ nổi loạn, chống đối, dễ bị kích động, không giỏi kiềm chế mình, hành vi khó đoán trước. Là giai đoạn mà bố mẹ rất dễ lo lắng có nhiều chuyện nguy hiểm xảy ra. Tuy nhiên, trẻ thường giấu kín nội tâm của mình, khép kín với bố mẹ và người lớn tuổi, thường chịu ảnh hưởng của bạn bè và những tác động bên ngoài xã hội. Do đó, khó tránh khỏi những hàng động nông nổi, đáng tiếc ví dụ như tự ý bỏ nhà đi… Bố mẹ cần nắm được đặc điểm này của trẻ để tìm ra phương pháp giáo dục con phù hợp ...

Tài liệu được xem nhiều: