Danh mục

Xử trí người bị ngất xỉu

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngất, còn gọi là chết giấc, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Nếu người thân, bạn bè bị ngất mà không mời được bác sĩ hoặc đang ở xa cơ sở y tế, bạn vẫn có thể tự xử trí. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử trí người bị ngất xỉu Xử trí người bị ngất xỉu Ngất, còn gọi là chết giấc, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảngqua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lantỏa tạm thời. Nếu người thân, bạn bè bị ngất mà không mời được bác sĩ hoặc đang ở xacơ sở y tế, bạn vẫn có thể tự xử trí. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch,bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể gặpở các bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mãn, khi gắng sức hoặc dùng một số thuốc ức chếtrung khu hô hấp, thuốc ngủ, rối loạn nhịp tim. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ởbệnh nhân nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp tư thế, hẹp động mạch chủ, tràn dịch ngoàitim... do thiếu máu nuôi dưỡng não bộ. Các dấu hiệu của ngất: Người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài việc mấtý thức tạm thời (bất tỉnh), bệnh nhân còn nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồnnôn, vã mồ hôi lạnh, có thể co giật... Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến nhanh trongvòng 3 phút, rồi bệnh nhân hồi tỉnh... Có thể xử trí ngất bằng cách tác động vào huyệt nhân trung. Huyệt này nằmngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Cần khẩn trương bấm huyệtngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng nàycàng nhanh càng tốt. Lấy đầu ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị hoặc dùng một vật có đầunhọn (như đầu bút bi, bút chì) ấn mạnh vào huyệt. Cần bấm nhanh, mạnh, dứt khoát. Các biện pháp phối hợp: - Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não),nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi). - Cho ngửi tinh dầu như dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu..., xoa dầu vào nhântrung. - Nếu có điều kiện, nên cho bệnh nhân đắp chăn ấm, tránh gió lùa. Xử trí sơ cứu đúng cách một số tai nạn nguy hiểm: Ngạt nước-Hóc đường thở-Phỏng Tóm tắt: A. NGẠT NƯỚC Ngạt nước (còn gọi chết đuối) là tình trạng người bị nạn bị ngạt do hítphải nước khi chìm trong nước, tuy nhiên có một số người bị ngạt là do sự co thắtthanh quản. Ngạt nước thường xảy ra ở 2 nhóm tuổi: tuổi thiếu niên do tính thích mạohiểm và tuổi mới biết đi do tính tò mò, hiếu kỳ mà không có sự giám sát của ngườilớn. B. HÓC ĐƯỜNG THỞ Hóc đường thở (dị vật đường thở) là từ để gọi một vật lạ rơi vào trongđường thở. Tai nạn thường xảy ra ở người già suy kiệt, hôn mê, ở người lớn cười giỡntrong khi ăn hoặc ở trẻ em lúc cho bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. C. PHỎNG Phỏng là tai nạn thường gặp, thường do phỏng lửa hoặc nước sôi. Phỏngcó thể gây biến chứng sốc phỏng và nhiễm trùng vết phỏng. ĐIỆN GIẬT, SÉT ĐÁNH Dòng điện 110v có thể gây chết do rung thất. các dòng điện cao thế còn làm liệttrung khu hô hấp. Sét có điện thế rất cao (trên 1 triệu vôn). Bị điện giật nặng có thểvừa làm ngừng tim, vừa ngừng thở. Bị điện giật nhẹ có thể bị ngừng tim một thời gianngắn, lên cơn co giật, sau đó nạn nhân hồi hộp, mê sảng... Chỗ tiếp xúc với điện bịbỏng. Xử trí Ngắt dòng điện. Phải chú ý đề phòng bệnh nhân ngã khi ngắt điện. - Nếu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở: xem Ngừng tuần hoàn hô hấp Dùng máy phá rung thất và máy hô hấp hỗ trợ. Nếu hồi sức chậm có kết quả,tiêm thẳng vào tim Ouabain 1/4mg x 1 ống và tiếp tục hồi sức. Khi nạn nhân tỉnh, chữa bỏng... Chú ý theo dõi viêm ống thận gây toan máu. - Nếu bệnh nhân chỉ mê man bất tỉnh nhưng vẫn thở và tim vẫn đập: kích thíchbằng gọi, giật tóc, vã nước vào mặt... Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp. Để nối chi thành công, cần bảo quản tốt phần chi đứt lìa Anh V. (20 tuổi) được BV Chấn thương Chỉnh hình TP HCM khâu nối bàn taytrái đứt lìa do máy cắt kim loại. Ba giờ sau mổ (ngày 18/10), tuần hoàn bàn tay đãđược tái lập; sau 10 ngày, bàn tay hồng hào, ngón đã cử động. Đó là nhờ phần chi đứtđược bảo quản tốt và nối lại chỉ 3 giờ sau tai nạn. Trường hợp của N.V.X (Lâm Đồng) thì hoàn toàn ngược lại. Anh bị đứt lìa tayngày 16/10 khi làm việc với máy cắt gỗ, được chuyển đến Bệnh viện 175 ở TP HCM.Do bịch đá bảo quản chi bị thủng, thời gian di chuyển quá lâu (trên 7 tiếng) nên dù cácthầy thuốc rất cố gắng, bàn tay vẫn bị hoại tử 6 ngày sau khi khâu nối. Bác sĩ Võ Văn Châu, Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình (Bệnh viện Chấn thươngChỉnh hình TP HCM), cho biết, thành công của các ca khâu nối chi đứt lìa phụ thuộcnhiều vào cách bảo quản ban đầu đối với phần chi đứt. Nếu khâu này không được thựchiện tốt, việc khâu nối sẽ thất bại dù đây không phải là dạng phẫu thuật khó đối vớitrình độ của bác sĩ Việt Nam hiện nay. Ở phần cơ thể không đ ...

Tài liệu được xem nhiều: