Danh mục

Xuân Diệu với di sản và di sản của Xuân Diệu

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.04 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân 90 năm năm sinh Xuân Diệu (1917-2007)Đây là di sản văn chương dân tộc - được thể hiện và đúc kết trong bộ sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, 2 tập, Nxb. Văn học in lần đầu; 1981-1982, hơn 750 trang(1). Bộ sách làm nên một bộ phận quan trọng trong di sản văn chương - học thuật của Xuân Diệu để lại cho chúng ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuân Diệu với di sản và di sản của Xuân Diệu Xuân Diệu với di sản và di sản của Xuân Diệu Nhân 90 năm năm sinh Xuân Diệu (1917-2007) Đây là di sản văn chương dân tộc - được thể hiện và đúc kết trong bộsách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, 2 tập, Nxb. Văn học in lần đầu; 1981-1982, hơn750 trang(1). Bộ sách làm nên một bộ phận quan trọng trong di sản văn chương - họcthuật của Xuân Diệu để lại cho chúng ta. Đặt khu vực tiểu luận về di sản này bêncạnh Thơ, Văn xuôi, Dịch thơ của Xuân Diệu không thấy “nhẹ” chút nào. Thậm chícòn là “nặng”, nếu tin theo lời một nhà thơ cùng thời: riêng một Xuân Diệu đã cóthể sánh với cả một Viện hàn lâm! Đặt một so sánh như thế để ghi nhận sức laođộng, sức viết cường tráng của Xuân Diệu hẳn không ai phản đối; nhưng chắckhông khéo sẽ chạnh lòng không ít người trong một xã hội đã có phân công rànhrọt; trong một đời sống văn chương - học thuật đã được hiện đại hóa qua hơn mộtthế kỷ. Còn về phần tôi, là người công tác ở một Viện nghiên cứu, là hậu sinh củaXuân Diệu, tôi không có gì là tự ái; nhưng vẫn thấy cần nói lên niềm tự hào, sungsướng khi vừa ra trường được phân công ngay về Viện Văn học, nơi có một dàn cánbộ sáng lập gồm những tên tuổi sáng danh trước 1945, như Đặng Thai Mai, CaoXuân Huy, Hoàng Ngọc Phách, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, NamTrân; không kể những bậc đàn anh kế sau, và tôi chưa bao giờ nghĩ là phải gộp tấtcả họ lại mới sánh được với Xuân Diệu! Thế nhưng, trở lại với sự nghiệp viết của Xuân Diệu, rõ ràng ông là người lớnnhất, và có thể là duy nhất, bao quát cả bốn khu vực sáng tạo trong hành trình nghềnghiệp của mình. Những người khác, cũng có người bao gồm vài ba, hoặc cả bốnkhu vực, nhưng có nặng - nhẹ khác nhau; và người đời vẫn có thể quên hoặc bỏ quamột khu vực nào đó của họ, mà không thấy thiếu, hoặc thấy tiếc. Còn Xuân Diệu,theo tôi, phải có đủ, mới có một chân dung trọn vẹn về Xuân Diệu. Vậy là, ở đây ta đang nói về Xuân Diệu với di sản văn chương - dân tộc; vềXuân Diệu với cốt cách một nhà văn hóa, một học giả, trong khao khát tiếp cận, tiếpnhận và chuyển hóa những giá trị lớn đến từ các đỉnh cao trong kho tàng vănchương dân tộc, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát,Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Đào Tấn, Tản Đà, Trần TuấnKhải. Như đã nói trên, ngoài tư cách một nhà thơ lớn, Xuân Diệu thuộc số ít ngườicó thêm một sự nghiệp khảo và bình thơ (từ cổ điển đến hiện đại) rất đáng vị nể; vàsự nghiệp ấy nếu tính từ các bài viết đầu tiên về Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,Nguyễn Du, từ 1957, và ngay sau đó được hội vào công trình Ba thi hào dân tộc,năm 1959 cho đến bộ sáchCác nhà thơ cổ điển Việt Nam, 2 tập, 1981 và 1982; cộngthêm với hai tác giả là Tản Đà viết năm 1982 và Trần Tuấn Khải viết năm 1983, hainăm trước khi qua đời, còn chưa kịp đưa vào sách, là có độ dài ngót 30 năm. Cònnhớ năm 1957 là thời điểm giới nghiên cứu văn học đang bắt tay vào việc khởi thảohai bộ sử văn học; đó là Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của Nhóm Lê QuýĐôn, và Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Nhóm Văn Sử Địa. Có nghĩa là XuânDiệu cùng đồng hành và tiếp sức cho một công việc lớn mà phải hai năm sau, vàogiữa 1959, mới được chính thức giao cho Viện Văn học. Trong độ dài ngót 30 nămchăm chú và say mê ấy, Hồ Xuân Hương là tác gia được ông nghĩ ngẫm liên tục từ1957 đến 1979 để bổ sung từ 42 trang lên 108 trang; Nguyễn Trãi từ 1957 đến1980, để viết lại từ 36 trang lên 103 trang; và Nguyễn Du từ 1958 đến 1976, từ 46trang lên 217 trang. Xen vào giữa là các tác gia Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu,Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Đào Tấn, để có mặt trong bộ sách 2 tập Các nhà thơcổ điển Việt Nam. Một mạch viết dài vừa là để bổ sung (như Hồ Xuân Hương,Nguyễn Du), vừa là để thay đổi cách nghĩ, cách viết (Nguyễn Trãi). Hãy nghe ôngkể về quá trình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật Nguyễn Trãi, khisoạn Đọc “Quốc âm thi tập”... năm 1980: “Năm 1957, lần đầu tiên viết bài NguyễnTrãi nhà thơ mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam, tôi tốn ít thời giờ hơn lần này,viết bài thứ hai. Là vì lúc đó, tai tôi chưa biết nghe cho thủng “tiếng sấm”; với lạiviết theo lối sơ lược, chia bài ra làm ba mục: Một tâm hồn cao cả, Lòng yêu tạo vật,Nhà thơ dân tộc, rồi lấy thơ Nguyễn Trãi minh họa cho những chủ ý mình mu ốnnói, thì công việc giản lược, chóng vánh hơn nhiều. Lần này, 22 năm sau, tôi phảichín hơn: tôi đi theo Nguyễn Trãi và để thơ Quốc âm của ông cụ quần tôi cho tớimê mệt; tôi xin theo tác giả chứ không bắt tác giả theo tôi; tôi tìm hiểu, tìm hiểu vàtìm hiểu Ức Trai; tôi xuất phát từ thực tế, là toàn bộ 254 bài thơ Nôm có thật; tácphẩm tồn tại đó, như một địa lý non sông ao hồ đồng nương cây cối hoa cỏ chimmuông; tôi cố gắng giữ mình đừng có tùy tiện gọt bớt Nguyễn Trãi để cho vừa cáikhung, cái khuôn mà tôi chuẩn bị sẵn theo ý tôi mu ốn...”(2). Với Nguyễn Du, Xuân Diệu cũng một công phu như vậy: “Riêng tôi, vàichục năm nay, đọc đi đọc lại đoạn Kim - Kiều gặp nhau - Kim Trọng tương tưKiều, kể có trăm lần, hồ như đã thuộc, thế mà mãi gần đây, mới nghiên cứu lại, mớigọi là sơ bộ nhận thấy những tầng lớp trong đó, thật tài tình”(3). Lao động và lao động cật lực - đó là gương mặt Xuân Diệu trong 50 năm nghềnghiệp. Không một khoảng dừng. Không một ngày rỗi. Đã có bao nhiêu chuyện đếnthành giai thoại về sự tham việc và tiếc thời gian ở Xuân Diệu. Không phải chỉ là:Sống đã rồi hãy viết - như Nam Cao có lần nói. Mà là Sống và Viết. Viết và Viết. Nóinhư Vương Trí Nhàn: “Ham sống, ham viết, muốn dồn tất cả những gì đã sống lêntrang viết”(4). Để lúc nào cũng có sự hiện diện của mình trong đời. Và không phải làmột hiện diện nhàm tẻ, “mờ mờ nhân ảnh”, lẫn trong muôn vàn người đời, sự đời. Vànếu hiểu Xuân Diệu là thế thì cũng có thể thấy Nguyên Hồng, Nam Cao là thế. TôHoài là thế... Và như vậy ta hiểu ý thức cao về nghề, sự chuyên tâm về nghề, sự sốngchết với nghề đó là lý do, là mục tiêu cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: