Xuân Quỳnh - một tiếng nói riêng về tình yêu qua 'Sóng'
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.90 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Sóng" là một bài thơ viết về tình yêu trong sáng, sôi nổi, đằm thắm, chân thành và hồn hậu. Tình yêu ấy được phát biểu thẳng thắn từ phía người phụ nữ. Chính điều này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh, khiến cho người đọc thêm yêu cuộc đời và tin ở con người hơn bao giờ hết. Sau đây mời các ban cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuân Quỳnh - một tiếng nói riêng về tình yêu qua “Sóng” XUÂN QUỲNH - MỘT TIẾNG NÓI RIÊNG VỀ TÌNH YÊU QUA SÓNG Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại... (Xuân Diệu) Cất tiếng chào đời trên quê lụa Hà Tây nhưng lại lớn lên trên mảnh đất Thăng Longvăn vật, cô bé Xuân Quỳnh sớm trở thành một diễn viên múa ở tuổi 13. Nhưng, gần nhưmột định mệnh có tính nghiệp dĩ: Cô bé ấy cứ nặng lòng với văn chương! Thế rồi sau đó giãtừ ánh đèn màu rực rỡ nơi sân khấu, Xuân Quỳnh bước hẳn sang lãnh địa thi ca và gắn bóvới mảnh đất ấy cho đến lúc một tai nạn giao thông thảm khốc đã buộc cô phải từ giã cõiđời khi tài năng đang vào độ chín. Trên mảnh đất thi ca mầu mỡ này, Xuân Quỳnh đã gieo ngót chục tập thơ. Và chínhtrên những trang thơ ấy ta cảm nhận một nét rất chung, đó là tiếng thơ luôn da diết, cháybỏng, trĩu nặng và khắc khoải với mọi nỗi buồn vui lớn lao của dân tộc, với số phận mỗi conngười trong những năm đánh Mỹ cũng như trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Và chính vì điều đó, ta có thể khẳng định ngay rằng: Xuân Quỳnh chính là thi sỹ củatình yêu! Quả vậy! Nếu Xuân Diệu được tuổi trẻ xưng tụng là Ông Hoàng của thơ tình thìXuân Quỳnh được coi là nữ sỹ của thơ tình yêu và khát vọng. Những vần thơ tình nóngbỏng mà dịu dàng, mãnh liệt mà hồn hậu của Xuân Quỳnh vẫn luôn là những sợi dây tìnhcảm giăng mắc chốn trần gian và ở mãi nơi vườn trần (Xuân Diệu). Có thể nói trong bướcđi của mình, khi đến Xuân Quỳnh, thơ tình đã có tiếng nói mới: Trực tiếp bày tỏ khát vọngtình yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên mà hồn hậu đến lạ kỳ! Cùng với Thuyền và Biển, Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), lànhững bài thơ tình được xem là hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình Việt Namđương đại nói chung. Ở đây, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữluôn chân thành, đằm thắm, hồn hậu và trĩu nặng yêu thương; dám bày tỏ những khát vọngmãnh liệt của mình trong tình yêu và diễn tả được trọn vẹn tình yêu ấy. Hơn một lần, Thi sỹđã từng mượn hình tượng sóng để giãi bày cảm xúc. Gần như toàn bộ bài thơ được trùm lên bởi hình tượng Sóng. Gắn với Sóng là hìnhtượng Em. Sóng và Em tựa hồ như hai nhân vật trữ tình luôn hỗ trợ nhau để khắc họa nhữngtrạng thái cảm xúc khao khát mãnh liệt nơi tác giả. Với thể thơ năm chữ, Xuân Quỳnh đãtạo ra được một âm hưởng nhịp nhàng, dào dạt với những dòng thơ như không ngắt nhịp vàhình tượng sóng cứ trở đi trở lại, góp phần vừa mô phỏng nhịp điệu dịu dàng của sóng vừadiễn tả được những trạng thái tinh tế của tình yêu: vừa dữ dội vừa dịu êm vừa ồn àovừa lặng lẽ... Tình yêu cháy bỏng mãnh liệt và đầy khát khao dâng hiến đã không chịu nổi khônggian chật hẹp, nên cũng như con sóng, nó tìm ra tận bể để được giãi bày. Tình yêu củanhân loại từ xưa vốn vẫn vậy và mãi trường tồn. Nó không hề xưa cũ mà ngược lại, cứ thế,luôn luôn như thế,như sóng nước vĩnh hằng: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. Tình yêu, tự nó vốn hàm chứa biết bao điều bất ngờ, mới mẻ và đầy bí ẩn. Đến vớitình yêu, trái tim không hề tuân theo một quy tắc rạch ròi nào cả. Bởi vậy, không thể giảithích tình yêu bằng thứ lí lẽ thông thường. Tuy vậy, những người yêu nhau vẫn cứ muốn tìmcách lý giải nó: Vì sao ta yêu nhau, yêu nhau tự bao giờ... ? Nhưng cũng như sóng biển, mâytrời, làm sao cắt nghĩa được : Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau... Điều này, trong văn học quá khứ, Xuân Diệu cũng đã từng khẳng định: Làm sao cắtnghĩa được tình yêu?. Ở đây, bằng cách tự vấn lòng mình và đối thoại cùng vũ trụ, XuânQuỳnh cố tìm lời giải đáp cho câu hỏi về ngọn nguồn tình yêu bằng sự thành thật rất mựchồn nhiên. Điều lý thú là nhà thơ luôn xoay trở để tìm câu trả lời trên đầu ngọn sóng ấy màvẫn không có lời giải đáp và không cắt nghĩa được. Chúng ta đều biết rằng, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, trong sự vận động của mình đềucó quy luật riêng. Tình yêu cũng không nằm ngoài biểu hiện ấy. Bởi tình yêu là nỗi nhớ. Mànỗi nhớ ấy cứ thường trực, da diết, cháy bỏng, khắc khoải và đầy âu lo nhất lại là từ phíangười phụ nữ. Ai đã từng yêu, sẽ thấu hiểu hơn cho tâm sự của Xuân Quỳnh. Nỗi nhớ củangười phụ nữ đang yêu được diễn tả một cách chân thành, đằm thắm, gây ấn tượng khônnguôi: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được... Con sóng tình yêu cuộn lên dạt dào, mãn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuân Quỳnh - một tiếng nói riêng về tình yêu qua “Sóng” XUÂN QUỲNH - MỘT TIẾNG NÓI RIÊNG VỀ TÌNH YÊU QUA SÓNG Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại... (Xuân Diệu) Cất tiếng chào đời trên quê lụa Hà Tây nhưng lại lớn lên trên mảnh đất Thăng Longvăn vật, cô bé Xuân Quỳnh sớm trở thành một diễn viên múa ở tuổi 13. Nhưng, gần nhưmột định mệnh có tính nghiệp dĩ: Cô bé ấy cứ nặng lòng với văn chương! Thế rồi sau đó giãtừ ánh đèn màu rực rỡ nơi sân khấu, Xuân Quỳnh bước hẳn sang lãnh địa thi ca và gắn bóvới mảnh đất ấy cho đến lúc một tai nạn giao thông thảm khốc đã buộc cô phải từ giã cõiđời khi tài năng đang vào độ chín. Trên mảnh đất thi ca mầu mỡ này, Xuân Quỳnh đã gieo ngót chục tập thơ. Và chínhtrên những trang thơ ấy ta cảm nhận một nét rất chung, đó là tiếng thơ luôn da diết, cháybỏng, trĩu nặng và khắc khoải với mọi nỗi buồn vui lớn lao của dân tộc, với số phận mỗi conngười trong những năm đánh Mỹ cũng như trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Và chính vì điều đó, ta có thể khẳng định ngay rằng: Xuân Quỳnh chính là thi sỹ củatình yêu! Quả vậy! Nếu Xuân Diệu được tuổi trẻ xưng tụng là Ông Hoàng của thơ tình thìXuân Quỳnh được coi là nữ sỹ của thơ tình yêu và khát vọng. Những vần thơ tình nóngbỏng mà dịu dàng, mãnh liệt mà hồn hậu của Xuân Quỳnh vẫn luôn là những sợi dây tìnhcảm giăng mắc chốn trần gian và ở mãi nơi vườn trần (Xuân Diệu). Có thể nói trong bướcđi của mình, khi đến Xuân Quỳnh, thơ tình đã có tiếng nói mới: Trực tiếp bày tỏ khát vọngtình yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên mà hồn hậu đến lạ kỳ! Cùng với Thuyền và Biển, Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), lànhững bài thơ tình được xem là hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình Việt Namđương đại nói chung. Ở đây, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữluôn chân thành, đằm thắm, hồn hậu và trĩu nặng yêu thương; dám bày tỏ những khát vọngmãnh liệt của mình trong tình yêu và diễn tả được trọn vẹn tình yêu ấy. Hơn một lần, Thi sỹđã từng mượn hình tượng sóng để giãi bày cảm xúc. Gần như toàn bộ bài thơ được trùm lên bởi hình tượng Sóng. Gắn với Sóng là hìnhtượng Em. Sóng và Em tựa hồ như hai nhân vật trữ tình luôn hỗ trợ nhau để khắc họa nhữngtrạng thái cảm xúc khao khát mãnh liệt nơi tác giả. Với thể thơ năm chữ, Xuân Quỳnh đãtạo ra được một âm hưởng nhịp nhàng, dào dạt với những dòng thơ như không ngắt nhịp vàhình tượng sóng cứ trở đi trở lại, góp phần vừa mô phỏng nhịp điệu dịu dàng của sóng vừadiễn tả được những trạng thái tinh tế của tình yêu: vừa dữ dội vừa dịu êm vừa ồn àovừa lặng lẽ... Tình yêu cháy bỏng mãnh liệt và đầy khát khao dâng hiến đã không chịu nổi khônggian chật hẹp, nên cũng như con sóng, nó tìm ra tận bể để được giãi bày. Tình yêu củanhân loại từ xưa vốn vẫn vậy và mãi trường tồn. Nó không hề xưa cũ mà ngược lại, cứ thế,luôn luôn như thế,như sóng nước vĩnh hằng: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. Tình yêu, tự nó vốn hàm chứa biết bao điều bất ngờ, mới mẻ và đầy bí ẩn. Đến vớitình yêu, trái tim không hề tuân theo một quy tắc rạch ròi nào cả. Bởi vậy, không thể giảithích tình yêu bằng thứ lí lẽ thông thường. Tuy vậy, những người yêu nhau vẫn cứ muốn tìmcách lý giải nó: Vì sao ta yêu nhau, yêu nhau tự bao giờ... ? Nhưng cũng như sóng biển, mâytrời, làm sao cắt nghĩa được : Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau... Điều này, trong văn học quá khứ, Xuân Diệu cũng đã từng khẳng định: Làm sao cắtnghĩa được tình yêu?. Ở đây, bằng cách tự vấn lòng mình và đối thoại cùng vũ trụ, XuânQuỳnh cố tìm lời giải đáp cho câu hỏi về ngọn nguồn tình yêu bằng sự thành thật rất mựchồn nhiên. Điều lý thú là nhà thơ luôn xoay trở để tìm câu trả lời trên đầu ngọn sóng ấy màvẫn không có lời giải đáp và không cắt nghĩa được. Chúng ta đều biết rằng, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, trong sự vận động của mình đềucó quy luật riêng. Tình yêu cũng không nằm ngoài biểu hiện ấy. Bởi tình yêu là nỗi nhớ. Mànỗi nhớ ấy cứ thường trực, da diết, cháy bỏng, khắc khoải và đầy âu lo nhất lại là từ phíangười phụ nữ. Ai đã từng yêu, sẽ thấu hiểu hơn cho tâm sự của Xuân Quỳnh. Nỗi nhớ củangười phụ nữ đang yêu được diễn tả một cách chân thành, đằm thắm, gây ấn tượng khônnguôi: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được... Con sóng tình yêu cuộn lên dạt dào, mãn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhà thơ Xuân Quỳnh Bài thơ Sóng Cảm nhận về bài thơ Sóng Bình giảng về bài thơ Sóng Hình tượng sóng và emGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 68 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh
80 trang 56 0 0 -
Cảm nhận về đoạn trích: 'Con sóng dưới lòng sâu... Cả trong mơ còn thức'
6 trang 30 0 0 -
Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng 'sóng' và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
6 trang 27 0 0 -
Bài giảng 12: Sóng (Xuân Quỳnh)
31 trang 25 0 0 -
Phân tích bài thơ Sóng để làm nổi bật rõ quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh
4 trang 24 0 0 -
9 trang 24 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc sắc nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh
82 trang 24 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Sóng- Trường THPT Bình Chánh
36 trang 22 0 0 -
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 13: Sóng
10 trang 21 0 0