Danh mục

Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những cơ hội, thách thức đến từ EVFTA

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng và xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2018, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những cơ hội, thách thức đến từ EVFTA XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU VÀNHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐẾN TỪ EVFTA TS. Vũ Thị Thu Hương Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Trường Đại học Thương mại Tóm lược: Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng và xu hướng xuất khẩunông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2018, đồng thời phân tích nhữngcơ hội và thách thức đến từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU. Kết quảnghiên cứu cho thấy: trong giai đoạn nghiên cứu, các nông sản chủ lực Việt Nam xuất khẩusang EU thuộc các nhóm sản phẩm có mã số trong bảng hài hòa thuế quan gồm: HS 09 (Càphê, chè và gia vị) chiếm cơ cấu trung bình lớn nhất à 45,02%, đứng vị trí thứ hai là các sảnphẩm cá (HS 03) chiếm 24,93%, tiếp theo là các sản phẩm Trái cây và hạt ăn được (HS 08)chiếm 14,86%. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ tập trung vào một số bạnhàng quen thuộc và còn bỏ ngỏ nhiều thị trường trong EU. Các cơ hội đến từ EVFTA đượcxem xét từ các khía cạnh: tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu; tiếp cận vốn đầu tư;nâng cao năng ực cạnh tranh cấp sản phẩm, doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Các tháchthức đến từ EVFTA được tiếp cận phân tích từ góc độ: Đáp ứng các biện pháp phi thuế đốivới nông sản nhập khẩu vào EU; nguy cơ từ các biện pháp phòng vệ thương mại; tăng sức épcạnh tranh. Qua đó tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị với hàm ý chính sách nhằm tậnd ng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thịtrường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Từ khóa: Cơ hội, EVFTA, thách thức, thị trường EU, xuất khẩu nông sản1. Giới thiệu khái quát về EVFTA Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990) đến nay, quan hệ Việt Nam vàLiên minh Châu Âu (EU) đã trải qua một quá trình phát triển tích cực và năng động. EU hiệnlà một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ chính trị- ngoại giao, hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ đến ứng phó vớicác thách thức toàn cầu. Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (PCA)đã được ký tắt tháng 10/2010 và ký chính thức vào 6/2012 là một bước phát triển mới trongquan hệ giữa hai bên, đưa quan hệ chuyển sang một giai đoạn mới với phạm vi và mức độ hợptác rộng lớn và sâu sắc hơn trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Mới đây là hiệp định thươngmại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết ngày 30/6/2019 đã mở ra nhiều bước pháttriển mới trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữaViệt Nam và 28 nước thành viên EU (kể cả Anh). Nghị viện Châu Âu đã chính thức thôngqua EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 504(CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từtrước tới nay. ột số nội dung chính của Hiệp định EVFTA EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả ViệtNam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo vớicác nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thịtrường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toànthực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm cácquy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh,doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bềnvững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp l -thể chế. Thương mại hàng hóa Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuếnhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩuđối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối vớikhoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuếquan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ đượcxóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệpđịnh có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Namxóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: