Danh mục

Xuất nhập khẩu kém phát triển do những hạn chế trong hoạt động tín dụng

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.83 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 42,500 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lời nói đầu Công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể (mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7-9%, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng...). Có được những kết quả này là nhờ một phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuất nhập khẩu kém phát triển do những hạn chế trong hoạt động tín dụngLời nói đầuCông cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nướcnhững năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể (mức tăng trưởng GDP bình quânđạt 7-9%, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong nước và quốc tế ngàycàng được mở rộng...). Có được những kết quả này là nhờ một phần không nhỏ vào sựthành công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thông qua việc thực hiện tốtchính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xuhướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá.Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa phát triển đúngvới khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Có nhiều nguyênnhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta thiếunhững nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó đặc biệt phải kể đến lànguồn tín dụng ngân hàng.Việc phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng không chỉ mang lại lợiích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội và ngay cả bảnthân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức rõvấn đề đó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa (ICBV) là một ngân hàngchủ lực trong lĩnh vực công thương nghiệp đã triển khai đã bắt đầu triển khai hoạt độngtín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã có những thành công nhất định.Tuy nhiên, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ICBV còn nhiều hạn chế, chất lượng tíndụng chưa cao. Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu trở thành mộtđòi hỏi bức xúc đối với Ngân hàng hiện nay.Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “ Các hình thức tín dụng XNK và biện pháp nâng caochất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực ĐốngĐa ICBV” làm luận văn tốt nghiệp của mình.Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kếtcấu theo 3 chương:Chương I: Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàngthương mạiChương II: Thực trạng chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Côngthương khu vực Đống ĐaChương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chinhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống ĐaMặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, học hỏi để hoàn thành khoá luận, songchắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để khoá luận có ý nghĩa hơn.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn người đã tận tình giúp đỡ tôihoàn thành khoá luận này.Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa đã dạydỗ và cung cấp cho tôi những kiến thức lí luận quí báu.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng Tín dụng ngoài quốcdoanh, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa những người đã nhiệt tìnhtiếp nhận, tạo điều kiện và cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quan trọng cho tôi trongquá trình thực hiện khóa luận.Chương I: Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàngthương mại1.1. tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu1.1.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho xuất nhậpkhẩu1.1.1.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động xuất nhập khẩuBất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trongnước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều kiện tựnhiên như tài nguyên, khí hậu...mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một sốmặt hàng nhất định. Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêudùng ngày một đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sảnphẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trườngtiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảysinh nhu cầu mua bán trao đổi quốc tế (hay thương mại quốc tế).Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên giớiquốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạora động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới.Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhập khẩu. Dovậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đáng đến hoạt độngxuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế.Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét đặc thù riêngđó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, công nghệ thủcông... đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhưng chưađược khai thác hiệu quả. Tất cả những điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu đối vớinước ta càng quan trọng hơn.Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện qua một số khíacạnh cơ bản sau:Xuất khẩu- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạo điều kiện đẩy nhanh quátrình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông quaviệc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích các ngành, nghề phát triển bởi họphần nào có được thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng hơn. Đồng thời, sự cạnh tranhgay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động và sáng tạo trongkinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản lí, đổi mới công nghệcũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi h ơn nhờ nguồn ngoạitệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.Nhập khẩu ...

Tài liệu được xem nhiều: