XÚC CẢM CỦA CHINH LÊ
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 110.47 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHINH LÊ-Fugai-đồng
.“Người mù không tắt đèn ” “Ta bắt đầu bằng một ? đứa bé biết đi và kết thúc bằng một ? Cụ già ngồi yên” ( Chinh Lê ) Khoảng năm 1990, tôi gặp Chinh Lê đi cùng với bố là ông Nguyễn Hải. Lúc đó cô còn rất trẻ, xinh đẹp và làm thơ, có nhiệm vụ đem theo túi tiền, thanh toán cho những khoản bia rượu của bố. Cô sinh năm thân, giờ dần, nên xem ra có phần sung sướng hơn người. Năm 1988, gặp lại, Chinh Lê đã có gia đình, bớt đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XÚC CẢM CỦA CHINH LÊ XÚC CẢM CỦA CHINH LÊ CHINH LÊ-Fugai-đồng “Người mù không tắt đèn ” “Ta bắt đầu bằng một ? đứa bé biết đi và kết thúc bằng một ? Cụ già ngồi yên” ( Chinh Lê ) Khoảng năm 1990, tôi gặp Chinh Lê đi cùng với bố là ông Nguyễn Hải. Lúc đó cô còn rất trẻ, xinh đẹp và làm thơ, có nhiệm vụ đem theo túi tiền, thanh toán cho những khoản bia rượu của bố. Cô sinh năm thân, giờ dần, nên xem ra có phần sung sướng hơn người. Năm 1988, gặp lại, Chinh Lê đã có gia đình, bớt đi chút phần thơ mộng và đã có những cảm giác về số phận, sự không may và đau khổ. Thời gian sau, đến thăm nhà cô ở Sài Gòn, Chinh Lê đã rất chững chạc, hỏi tôi ở Bắc thì đi sắm ô tô đắt tiền loại nào. Tôi không cho đó là một lời châm biếm mà là sự tự nghi ngờ về cuộc sống. Căn nhà rất đẹp, vuông vắn như một trang viên, giữa vườn có lâu các như chùa một cột, gần ký túc xá của trường Mỹ thuật. Chinh Lê vẽ tranh và nặn tượng ở đó, miệt mài, chăm chỉ, như chăm con cái vậy. Cô chú trọng dần đến các giáo lý nhà Phật. Bẵng từ đó đến nay, xem tranh Chinh Lê đã thấy đầy ắp sự khảo cứu về Thiền họa. Bắt đầu bức vẽ là một ý tưởng giản đơn, lật ngược về sự phức tạp của nó chính là đời sống trần tục lắm chuyện của người đời mà thường làm những điều vô nghĩa. Bức họa chỉ có vài hình, vài nét, mầu rất kiệm, đúng như lối Thiền họa, đôi bức đã rất tung tăng đến mức dường như họa sỹ đã quên mất ý tưởng của mình. Trong đó tôi thích hai bức Sinh hoạt của các nhà sư, và Người mù không tắt đèn. Một bức rất nên thơ, mầu sắc và hình vẽ tung tăng, không câu nệ cái gì, một bức có ý tưởng lạ. Người mù không tắt đèn là một ý tưởng Phật giáo, con người luôn nệ vào phương tiện khi chính họ chẳng cần đến phương tiện đó làm gì. Nhưng cả ý tưởng nọ lẫn Chinh Lê lại không để ý rằng người mù không cần đèn để soi sáng mà để cảm nhận hơi ấm. Đây cũng chính là Thiền, giữa cái tượng và cái nghĩa vừa là một vừa bất nhất. Đối với họa sỹ, tôi nghĩ rằng cô đang mượn một con đường để thử đi, trên con đường ấy nhìn ngắm sự vật trôi qua trước mặt, ái ố hỷ nộ, cái có giá trị nhất thời lại vô nghĩa với cả chặng đường. Nhưng hôm nay, một ngày cụ thể, ai dám nói mình đã ở ngoài vòng cái hôm nay đó. Phan Cẩm Thượng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XÚC CẢM CỦA CHINH LÊ XÚC CẢM CỦA CHINH LÊ CHINH LÊ-Fugai-đồng “Người mù không tắt đèn ” “Ta bắt đầu bằng một ? đứa bé biết đi và kết thúc bằng một ? Cụ già ngồi yên” ( Chinh Lê ) Khoảng năm 1990, tôi gặp Chinh Lê đi cùng với bố là ông Nguyễn Hải. Lúc đó cô còn rất trẻ, xinh đẹp và làm thơ, có nhiệm vụ đem theo túi tiền, thanh toán cho những khoản bia rượu của bố. Cô sinh năm thân, giờ dần, nên xem ra có phần sung sướng hơn người. Năm 1988, gặp lại, Chinh Lê đã có gia đình, bớt đi chút phần thơ mộng và đã có những cảm giác về số phận, sự không may và đau khổ. Thời gian sau, đến thăm nhà cô ở Sài Gòn, Chinh Lê đã rất chững chạc, hỏi tôi ở Bắc thì đi sắm ô tô đắt tiền loại nào. Tôi không cho đó là một lời châm biếm mà là sự tự nghi ngờ về cuộc sống. Căn nhà rất đẹp, vuông vắn như một trang viên, giữa vườn có lâu các như chùa một cột, gần ký túc xá của trường Mỹ thuật. Chinh Lê vẽ tranh và nặn tượng ở đó, miệt mài, chăm chỉ, như chăm con cái vậy. Cô chú trọng dần đến các giáo lý nhà Phật. Bẵng từ đó đến nay, xem tranh Chinh Lê đã thấy đầy ắp sự khảo cứu về Thiền họa. Bắt đầu bức vẽ là một ý tưởng giản đơn, lật ngược về sự phức tạp của nó chính là đời sống trần tục lắm chuyện của người đời mà thường làm những điều vô nghĩa. Bức họa chỉ có vài hình, vài nét, mầu rất kiệm, đúng như lối Thiền họa, đôi bức đã rất tung tăng đến mức dường như họa sỹ đã quên mất ý tưởng của mình. Trong đó tôi thích hai bức Sinh hoạt của các nhà sư, và Người mù không tắt đèn. Một bức rất nên thơ, mầu sắc và hình vẽ tung tăng, không câu nệ cái gì, một bức có ý tưởng lạ. Người mù không tắt đèn là một ý tưởng Phật giáo, con người luôn nệ vào phương tiện khi chính họ chẳng cần đến phương tiện đó làm gì. Nhưng cả ý tưởng nọ lẫn Chinh Lê lại không để ý rằng người mù không cần đèn để soi sáng mà để cảm nhận hơi ấm. Đây cũng chính là Thiền, giữa cái tượng và cái nghĩa vừa là một vừa bất nhất. Đối với họa sỹ, tôi nghĩ rằng cô đang mượn một con đường để thử đi, trên con đường ấy nhìn ngắm sự vật trôi qua trước mặt, ái ố hỷ nộ, cái có giá trị nhất thời lại vô nghĩa với cả chặng đường. Nhưng hôm nay, một ngày cụ thể, ai dám nói mình đã ở ngoài vòng cái hôm nay đó. Phan Cẩm Thượng
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 280 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 120 0 0 -
6 trang 113 0 0
-
6 trang 80 0 0
-
7 trang 77 0 0
-
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 60 0 0 -
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 57 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 56 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 54 2 0