Trong thơ chữ Hán, Cao Bá Quát sử dụng rất nhiều từ ngữ xưng hô ngôi thứ nhất. Bài viết thống kê, khảo sát đồng thời chỉ ra hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng xưng hô ngôi thứ nhất với việc thể hiện con người cá nhân Cao Bá Quát trong thơ của ông - một con người cá tính, phong cách trong thời trung đại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xưng hô ngôi thứ nhất với sự thể hiện con người cá nhân Cao Bá Quát trong thơ chữ Hán của ông
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 34-38
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0006
XƯNG HÔ NGÔI THỨ NHẤT VỚI SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÁ NHÂN
CAO BÁ QUÁT TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA ÔNG
Nguyễn Thị Tính
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Trong thơ chữ Hán, Cao Bá Quát sử dụng rất nhiều từ ngữ xưng hô ngôi thứ nhất.
Bài viết thống kê, khảo sát đồng thời chỉ ra hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng xưng hô
ngôi thứ nhất với việc thể hiện con người cá nhân Cao Bá Quát trong thơ của ông - một con
người cá tính, phong cách trong thời trung đại Việt Nam.
Từ khóa: Thơ, chữ Hán, Cao Bá Quát, từ ngữ, xưng hô, cá nhân.
1.
Mở đầu
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu bàn đến chữ “ta” và chữ “tôi” trong văn học trung đại và
hiện đại. Nhiều ý kiến còn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, xét cho cùng, tác phẩm văn học nào
cũng biểu hiện cái tôi tác giả, dù nó nghiêng về phản ánh hiện thực đời sống hay hiện thực tâm
linh. Phương diện chủ thể là một yếu tố có vai trò quyết định đến quá trình sáng tác và đặc thù tác
phẩm. Dù muốn hay không, cái tôi nghệ sĩ cũng ít nhiều in dấu trong tác phẩm.
Trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX, “sự xuất hiện cái Tôi - cá thể đã là
một thành tố đặc sắc làm nên đặc trưng của chủ nghĩa nhân bản” [1]. Tiếp nối Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Phạm Thái, Phạm Nguyễn Du, Ngô Thời Sĩ, Nguyễn Công Trứ..., Cao Bá Quát đã
góp một tiếng nói khá mạnh mẽ vào sự thể hiện ý thức về cái tôi, bao hàm trong đó những đặc tính
để phân biệt tôi với những cá nhân khác.
Trong thơ chữ Hán của mình, Cao Bá Quát thể hiện cái tôi cá nhân chủ quan của ông bằng
nhiều hình thức khác nhau, trong đó dạng thức xưng hô ngôi thứ nhất là biểu hiện trước tiên, rõ
nét của sự khẳng định cái tôi cá nhân này. Ông sử dụng khá phong phú các hình thức nhân xưng
để thể hiện cá thể của bản thân mình: đại từ xưng hô, dùng tên riêng, mượn tên các danh nhân, các
vật thiêng, hoa quý...
2.
2.1.
Nội dung nghiên cứu
Sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
Biểu hiện đầu tiên trong ý thức cá nhân của Cao Bá Quát là mật độ xuất hiện đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất: ngã, tự, kỉ, bối, khách. . . dày đặc và liên tục trong thơ chữ Hán của ông.
Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/1/2016
Liên hệ: Nguyễn Thị Tính, e-mail: nguyentinhsp2@yahoo.com.vn/ ngthitinh1973@gmail.com
34
Xưng hô ngôi thứ nhất với sự thể hiện con người cá nhân Cao Bá Quát trong thơ...
Tuy nhiên, trong văn học Việt Nam trung đại, việc sử dụng từ tự xưng không phải đến Cao
Bá Quát mới xuất hiện. Tác giả Lê Thu Yến thống kê thơ chữ Hán cho kết quả: Nguyễn Trãi có
22 từ tự xưng trên 52 bài thơ, Nguyễn Đề có 40 từ tự xưng trên 143 bài thơ, Nguyễn Du có 269
từ trong 250 bài thơ chữ Hán còn lại của ông. Như vậy, việc sử dụng từ tự xưng đến Nguyễn Du
đã trở thành “hiện tượng” [2]. Việc sử dụng đại từ nhân xưng nhiều như vậy của các tác giả là một
hiện tượng khác biệt đối với thi pháp thơ Đường. Vì lẽ, sự thiếu vắng đại từ nhân xưng là một đặc
điểm của thơ Đường - nền thơ ảnh hưởng sâu sắc đến văn học trung đại Việt Nam. “Ý muốn tránh
càng nhiều càng tốt ba ngôi trong ngữ pháp chứng tỏ sự chọn lọc có ý thức; nó làm nảy sinh một
lối nói đặt chủ ngữ nhân xưng trong một mối quan hệ đặc biệt với sự vật. Bằng cách xoá, nói đúng
hơn, là bằng cách khiến cho người ta “ngầm hiểu” sự tồn tại của nó, chủ ngữ đã hoà tan vào các
yếu tố bên ngoài” [3]. Do lối sống “khiêm cung” và “khát vọng hoà nhập làm một với vũ trụ”, chủ
thể thơ Đường thường ẩn đi bằng biện pháp tỉnh lược (chủ thể). Nếu chủ thể có xuất hiện trực tiếp
trong sáng tác thơ xưa thì thường thu nhỏ mình lại một cách khiêm tốn, dùng những cách xưng hô
rất công thức: kẻ hèn, kẻ mọn, hủ nho, ngựa già. . . Đó là kết quả của cái nhìn phi cá thể. Vì vậy,
sử dụng nhiều đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất chứng tỏ các tác giả trên đã nhiều lần vượt ra ngoài
quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại. Thơ họ không phải lúc nào cũng là
“một sự biểu thị nào đó cho các lực lượng vũ trụ” mà còn là tiếng nói đầy tính chủ quan, độc lập
của người nghệ sĩ. Với những lần sử dụng đại từ đó, con người thơ các tác giả đã ra khỏi mối quan
hệ chung với tạo vật, trực tiếp thể hiện tư tưởng, tình cảm riêng của mình.
Trở lại với thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Như trên đã nói, việc sử dụng đại từ nhân xưng của
Cao Bá Quát trong thơ chữ Hán không phải là mới ở văn học trung đại Việt Nam. Song đến Cao
Bá Quát, việc sử dụng đại từ nhân xưng nổi trội hơn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận đã thống
kê và kết luận “mật độ dùng từ tự xưng loại này của Cao Bá Quát nhiều gấp 2,37 lần so với Nguyễn
Du. Do đó, tính chất “riêng tư” cũng thể hiện mạnh mẽ hơn” [3;176].
Không chỉ sử dụng với mật độ dày đặc, với những lần sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ
nhất, từ vị trí chủ thể, Cao Bá Quát xuất hiện trong tác phẩm với vai trò chứng kiến, ghi c ...