Trung tuần tháng Mười một năm ngoáibất ngờ Hưng vào tìm tôi. Anh đi thẳng từ ga tới, quần áo nhàu nhò, dáng người phờ phạc, mất ngủ. Gặp nhau, tay chân mừng húm, tôi lôi anh vào: - Mình cũng đoán chừng giờ này cậu mới ở nhà, nên cứ ngồi mãi ở ngoài ga. Sài Gòn lúc này thay đổi nhiều quá nhỉ? Thằng con tôi, tám tuổi, học lớp Ba, mới ở trường về, khoanh tay líu ríu: Chào bác! Tôi dẫn Hưng ra sau nhà rửa mặt, anh đưa mắt nhìn cơ ngơi nhà tôi, giọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xương trắng Xương trắng TRUYỆN NGẮN CỦA HOÀNG ĐÌNH QUANGTrung tuần tháng Mười một năm ngoáibất ngờ Hưng vào tìm tôi. Anh đi thẳng từ ga tới,quần áo nhàu nhò, dáng người phờ phạc, mất ngủ. Gặp nhau, tay chân mừng húm, tôi lôianh vào:- Mình cũng đoán chừng giờ này cậu mới ở nhà, nên cứ ngồi mãi ở ngoài ga. Sài Gòn lúcnày thay đổi nhiều quá nhỉ?Thằng con tôi, tám tuổi, học lớp Ba, mới ở trường về, khoanh tay líu ríu: Chào bác! Tôidẫn Hưng ra sau nhà rửa mặt, anh đưa mắt nhìn cơ ngơi nhà tôi, giọng bình thản:- Cũng không thay đổi mấy nhỉ!- Trời ơi, ông bảo, lo cho đủ ăn, đủ mặc cũng đủ mệt rồi. Lấy gì ra mà thay đổi.Chúng tôi đang ngồi uống trà, hút thuốc Bông Sen do Hưng đem vào thì vợ tôi đi làm về.Thoạt đầu, cô ấy không nhân ra Hưng, trông anh già hơn, trán rộng và nhất là vẻ mệt mỏihốc hác sau mấy ngày đêm trên tàu. Tôi nói nhỏ với vợ, bảo chạy ra chợ mua thêm mấymón tiếp khách ở quê vô.Gặp hôm mất điện, trong nhà nóng bức quá, hai anh em đánh trần trò chuyện.- Thế nào? Tôi hỏi. Lúc má ngoài ta năm nay ra sao? Minh nghe đài nói cũng lạc quanlắm.Hưng dí cái đầu lọ thuốc lá, nhẩn nha:- Gay, gay đấy! Trận lụt vừa rồi lúa ngập hết một phần ba. Cấy lại cũng chẳng ra gì, toànhạt lép. Dân tình ăn xong cái tết chắc là đuối.- Hôm vào, ông có ghé bà cụ mình không?- Có sang. Bà cụ cũng yếu nhiều, nhắn vợ chồng cậu Tết này về.Sống xa quê nhà, gặp người làng những mừng mừng tủi tủi. Khi cái vui bồng bột đã lắngxuống, một cái gì mơ hồ, canh cánh lay động trong lòng. Ở quê, tôi còn mẹ già và hai đứaem đang đi học. Cha tôi mất hồi năm 1980. mấy đứa em lớn lấy vợ, lấy chồng, con cáilằng nhằng, làm việc Nhà nước chẳng lấy gì làm đủ ăn, đứa nào cũng như người ngố. Khigiỗ, ngày Tết chúng kéo đến, đông thạt vui nhưng mà tốn kém lắm. Vợ chồng tôi ở xa,lương cán bộ dành dụm cả năm, đi phép được một lần coi như cạn vốn, mà vẫn còn đeovợ.- Mấy năm rồi cậu chưa về quê nhỉ? Hưng hỏi đột ngột.- Cũng phải đến hai, ba năm. Từ cái ngày gặp ông ở Giếng Đồn, rồi vào nhà thằng Quyềnuống rượu với cá rô phi đó!Cau chuyện kéo dài, quanh quẩn chỗ bạn bè làng xóm được một lúc rồi cũng lắng xuống.Hình như Hưng có điều gì muốn nói với tôi? Tôi cũng áy náy, cứ muosn hỏi xem anh vàovới mục đích gì – vì chắc chắn không chỉ thăm tôi, nhưng sợ khiếm nhã, nên thôi.Vừa lúc vợ tôi từ trong bếp đi ra:- Mời hai anh chuẩn bị ăn cơm, em làm xong rồi. Gớm, còn chán thì giờ. Chắc anh Hưngđói rồi đấy, đi tàu ăn uống thất thường, mất sức lắm.- Cho mình tắm nhờ cái đã. Hưng đứng dậy lôi từ trong cái túi xắc bằng vải bạt gai ra cácthứ lặt vặt và hai gói kẹo cho con tôi. Anh cũng móc giấy tờ tùy thân và vé tàu để lênbàn. Tôi thấy có tấm thẻ Đảng màu đỏ huyết dụ.Vừa hay có điện, trẻ con, người lớn từ ngoài đường phố và mấy tầng lầu khu cư xá reolên ầm ĩ. Niềm vui ùa đến.***Cơm nước xong, vợ con tôi bảo nhau vào nhà trong học bài, hai anh em tôi ngồi uống trà.Sau một lúc im lặng, Hưng nói:- Cậu còn nhớ Ngọc không?- Nhớ chứ. Tôi đáp ngay, gọn lỏn.Từ lúc nhìn thấy Hưng là tôi đã nhớ ngay tới Ngọc. Ba đứa chúng tôi chơi với nhau từngày còn nhỏ tí, cùng học chung một lớp trường làng rồi trường huyện cấp III Đông Sơn.Cùng nhập ngũ rồi đi B một lượt. Năm 1971 Ngọc hy sinh ở Campuchia, còn lại tôi vàHưng. Cùng với anh em trong đơn vị, chúng tôi chôn cất Ngọc chu đáo, có đánh dấu mộchí đàng hoàng. Tôi bỏ vào trong quan tài một cái lọ thủy tinh nút chặt, bên trong có ghirõ: Trần Văn Ngọc sinh ngày 9 tháng Mười năm 1950 – Quê quán Đông Hà, Đông Sơn,Thanh Hóa – Hy sinh ngày 27 tháng Năm năm 1971.Chúng tôi thương Ngọc quá. So với chúng tôi, Ngọc thông minh và dũng cảm hơn nhiều.Nó xốc nổi và trung thực hơn người.Cuối năm 1975, tôi về quê, địa phương vẫn chưa báo tử, nhưng gia đình đã biết phongphanh. Bố Ngọc, một thợ nề kỳ cựu, bày lên bàn thờ thêm một bát cơm, một đôi đũa.Thấy tôi về mà không có Ngọc, cả làng đến hỏi thăm. Tôi nói là vào đến chiến trường,mỗi đứa được phân công một đơn vị. Không dám nói thật vì chưa có giấy báo tử, sợ viphạm chính sách. Sau này báo tử rồi, chúng tôi mới dám nói rõ. Trong giấy báo tr ngàytháng cũng không đúng. Tôi và Hưng nói lại chính xác ngày mất của Ngọc để gia đìnhcúng giỗ. Vậy đã mười mấy năm trời.- Ngọc nó hy sinh mười bảy năm rồi đấy. Hưng nhắc. Gia đình hắn bây giờ cũng đỡ lắm.Thằng Thanh, em út được đi Tiệp hợp tác lao động. Mấy năm nay dân tình kiến thiếtmạnh, nên nghề thợ nề của ông bố Ngọc cũng kiếm được. Nhà đã xây, bốn gian. Dạogiáp hạt, xung quanh nháo nhào, nhưng gia đình hắn cũng không đến nỗi nào…- Thôi, thế cũng mừng. Ngọc mất rồi, giá nó mà biết được những đổi thay như thế cũngđỡ tủi. Tôi ngậm ngùi. Gặp lúc khó khan như mấy năm nay, đôi khi mình cũng nghĩ tieucực, chán nản. Nghĩ lại, so với bạn bè mình còn giữ được cái mạng còn đủ chân tay vớihai con mắt, lại thấy yên ủi. Cầm bằng chết đi như bao nhiêu người thì cũng ...