Ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.99 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói Chiếc thuyền ngoài xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ sĩ luôn khát khao vươn tới. Nhưng để cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nó cần có một tấm lòng trân trọng, cảm thông. Nó là nỗi dằn dặt, đau đáu khi người nghệ sĩ cảm thấy mình chưa thể hiện được hết điều muốn nói. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa Ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánhgiá cao. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau nó vẫn còn giữnguyên giá trị. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng đựơc treo trong những phòngkhách sang trọng của những người sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với côngsức mà Phùng đã bỏ ra để phục kích nhiều ngày mới chộp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp màcó khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọngtấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuầntúy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức,đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hàorất nhiều. Nghệ thuật là vô giá! Nhưng đối với Phùng ( hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu ) chưahẳn là như vậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng củaPhùng vẫn còn nhiều băn khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằngsau tấm ảnh , những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ.Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìnlướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bềngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu . . . rồi quên lãng! Còn Phùngmỗi lần ngắm kĩ, nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại nhìn lâu hơn . Điềuđó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở. Bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Người phụnữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánhliên miên ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cái khổ, cái nghèo của chịhiện ra trong hình dáng tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng,khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Hình ảnh nhẫn nhục, camchịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũngkhông tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cụcmịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trongtâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài.Chị là đại biểu cho những kiếpngười lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơnsơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được ( lúc gia đình hòa thuận, vui vẻ, /lúc nhìn đàn con được ăn no . . .). Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là sốđông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất nầy bàn chân chị giậm lên mặtđất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông. Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trêntrên hành tinh nầy từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xalạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệthuật Chiếc thuyền ngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn cónhững cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơisang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật! Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũngcó vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều nầy không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm,Nam Cao chẳng đã từng nói Nghệ thuật không cần phải là . . .không nên là ánh trănglừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than. . .( Trăng sáng - 1943 ). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấmảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống củanhững người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bấthạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảmnhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệthuật và cuộc sống vẫn cón một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia xẻ, cảm thôngnhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh ngắm kĩrồi lại nhìn lâu hơn, Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộccủa chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật. Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơnchăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như mộtgiấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa ! Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ quatrong cách nhìn lại tấm ảnh của Phùng tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ,tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai . Phải chăng tác giảmuốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộcđời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng . Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đentối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫncó thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấpbởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rám của cuộc đời - cũng như cuộc đời thầm lặng, vôdanh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, mộtcách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suyngẫm rất nhiều và thay đổi quanh niệm về con người và cuộc sống. Tóm lại, qua đoạn kết, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói Chiếc thuyềnngoài xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ sĩ luôn khát khaovươn tới. Nhưng để cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nócần có một tấm lòng trân trọng, cảm thông. Nó là nỗi dằn dặt, đau đáu khi người nghệsĩ cảm thấy mình chưa thể hiện được hết điều muốn nói. Cái mĩ luôn luôn đi kèm với chân và cái thiện để trở nên hoàn mĩ, hoàn thiện.Bản chất cái đẹp cũng là đạo đức. Đó cũng là điều mà Đố ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa Ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánhgiá cao. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau nó vẫn còn giữnguyên giá trị. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng đựơc treo trong những phòngkhách sang trọng của những người sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với côngsức mà Phùng đã bỏ ra để phục kích nhiều ngày mới chộp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp màcó khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọngtấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuầntúy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức,đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hàorất nhiều. Nghệ thuật là vô giá! Nhưng đối với Phùng ( hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu ) chưahẳn là như vậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng củaPhùng vẫn còn nhiều băn khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằngsau tấm ảnh , những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ.Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìnlướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bềngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu . . . rồi quên lãng! Còn Phùngmỗi lần ngắm kĩ, nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại nhìn lâu hơn . Điềuđó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở. Bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Người phụnữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánhliên miên ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cái khổ, cái nghèo của chịhiện ra trong hình dáng tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng,khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Hình ảnh nhẫn nhục, camchịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũngkhông tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cụcmịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trongtâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài.Chị là đại biểu cho những kiếpngười lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơnsơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được ( lúc gia đình hòa thuận, vui vẻ, /lúc nhìn đàn con được ăn no . . .). Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là sốđông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất nầy bàn chân chị giậm lên mặtđất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông. Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trêntrên hành tinh nầy từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xalạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệthuật Chiếc thuyền ngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn cónhững cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơisang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật! Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũngcó vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều nầy không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm,Nam Cao chẳng đã từng nói Nghệ thuật không cần phải là . . .không nên là ánh trănglừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than. . .( Trăng sáng - 1943 ). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấmảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống củanhững người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bấthạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảmnhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệthuật và cuộc sống vẫn cón một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia xẻ, cảm thôngnhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh ngắm kĩrồi lại nhìn lâu hơn, Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộccủa chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật. Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơnchăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như mộtgiấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa ! Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ quatrong cách nhìn lại tấm ảnh của Phùng tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ,tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai . Phải chăng tác giảmuốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộcđời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng . Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đentối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫncó thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấpbởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rám của cuộc đời - cũng như cuộc đời thầm lặng, vôdanh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, mộtcách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suyngẫm rất nhiều và thay đổi quanh niệm về con người và cuộc sống. Tóm lại, qua đoạn kết, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói Chiếc thuyềnngoài xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ sĩ luôn khát khaovươn tới. Nhưng để cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nócần có một tấm lòng trân trọng, cảm thông. Nó là nỗi dằn dặt, đau đáu khi người nghệsĩ cảm thấy mình chưa thể hiện được hết điều muốn nói. Cái mĩ luôn luôn đi kèm với chân và cái thiện để trở nên hoàn mĩ, hoàn thiện.Bản chất cái đẹp cũng là đạo đức. Đó cũng là điều mà Đố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn mẫu lớp 12 Ý nghĩa Chiếc thuyền ngoài xa Chiếc thuyền ngoài xa Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh ChâuTài liệu liên quan:
-
4 trang 379 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 320 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 317 0 0 -
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
5 trang 81 0 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 75 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 60 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 53 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 49 0 0 -
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị
14 trang 45 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 44 0 0