Danh mục

Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Phần 2

Số trang: 506      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.08 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (506 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, ebook Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Phần 2 gồm các chủ đề chính như sau: người đi tìm hình của nước; Hồ Chí Minh sống mãi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Phần 2 CHỦ ĐỀ 3:NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC 487488 NHỮNG HỌC THUYẾT MÀ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ NGHIÊN CỨU TRƯỚC KHI ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA LÊNIN (1911‐1920) ThS. NGUYỄN THÚY ĐỨC Nguyên Q. Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nhìn lại hành trình tìm đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trảiqua trong suốt 30 năm, có thể thấy trong gần 10 năm đầu (19111920), NguyễnTất Thành Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi cơ hội để đếnđược nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân Người đã in dấu trên nhiều nước thuộcbốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, đặc biệt, Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ởba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Đó là khoảng thời gian,người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tìm hiểu bản sắc văn hóa, kinhtế, chính trị của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới, để hiểu hơn về đất nướcvà dân tộc mình. Trong mỗi chuyến đi, Người luôn tranh thủ tìm hiểu, nghiêncứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa để bổ sung chomình những kiến thức, những hiểu biết phong phú về thực tế các thuộc địa,cũng như các nước tư bản đế quốc chủ yếu trong những thập niên đầu của thếkỷ XX. Ở Nguyễn Tất Thành, tình cảm yêu nước luôn gắn liền với lòng thươngdân vô hạn, nên mục tiêu nhất quán, xuyên suốt hành trình khảo sát nghiên cứucủa Người là phải tìm con đường vừa giành được độc lập cho Tổ quốc, vừamang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trong những tháng năm Việt Nam chịu ách thống trị của chính quyềnthực dân Pháp, là một người dân mất nước, Nguyễn Tất Thành đã trải nghiệmnhững nỗi đau do ách cai trị thực dân gây ra cho dân tộc mình. Đồng thời,người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành cũng chứng kiến nhiều cuộckhởi nghĩa nổi dậy diễn ra trên đất nước, nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa,nhiều con đường, phương pháp để đấu tranh cứu nước được vận dụng... Phongtrào yêu nước diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp và không kém phần quyết liệt, nhưcon đường cứu nước của các nhà yêu nước Hoàng Hoa Thám mang nặng tưtưởng phong kiến lỗi thời, hay phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục vàViệt Nam Quang Phục hội,... đều đề cao chủ trương cách mạng dân chủ tư sảntheo đường lối của Tôn Dật Tiên hoặc cách mạng tư sản Pháp. Tuy nhiên, các 489cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước đó cuối cùng đều bị thất bại. Thời kỳở Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành khi tham gia dạy ở trường Dục Thanh (1907),một trung tâm giáo dục theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục, chắc chắn đãnhận thức được quá trình chuyển hóa của các sĩ phu yêu nước theo khuynhhướng dân chủ tư sản. Nguyễn Tất Thành rất khâm phục các cụ Phan ĐìnhPhùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu... nhưng khônghoàn toàn tán thành cách làm của một người nào, bởi, Anh đã nhận ra nhữnghạn chế, bế tắc về mục tiêu và phương pháp cách mạng, cũng như nhận thức về“bạn thù” của các nhà yêu nước đương thời ở Việt Nam. Đây chính là nhữngbài học để trong quá trình tìm đường cứu nước sau này Nguyễn Tất Thành cósự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của cách mạngViệt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho giàu lòng yêu nước, NguyễnTất Thành được học chữ Hán ngay từ lúc nhỏ, đến tuổi đi học, được học từ thầyVương Thúc Quý tư tưởng yêu nước thương dân và chí làm trai phải giúp ích chođời; được biết về thời cuộc liên quan tới sự sống còn của dân tộc qua những đàmđạo của các sĩ phu yêu nước thường lui tới nhà thầy và thân phụ, Nguyễn TấtThành đã sớm có sự am tường về Nho giáo và văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, NhậtBản dưới triều đại Minh Trị thiên hoàng, cùng với tiếng vang của cách mạng TânHợi năm 1911 ở Trung Quốc và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên cũngkhông đủ sức hút Nguyễn Tất Thành và rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệcách mạng tiền bối, Nguyễn Tất Thành quyết định tìm con đường cứu nước mới.Mang trong mình truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa phương Đông, nhưng ởNguyễn Tất Thành không có sự loại trừ hay mâu thuẫn với văn hóa phương Tây.Với thiên tài trí tuệ và văn hóa mở, nhãn quan chính trị sắc bén, Nguyễn TấtThành sớm cảm nhận được một thế giới năng động, sáng tạo từ năm 1905, khi bắtgặp văn hóa phương Tây với những câu chữ “Tự do Bình đẳng Bác ái”. Saunày, Người kể lại: “Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”1 và ý tưởng là sang tận nơi“xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở vềgiúp đồng bào chúng ta”2. Những nhận thức về văn minh phương Tây, về đấtnước và văn hóa Pháp ở độ tuổi niên thiếu và chính chủ nghĩa thực dân Pháp đangthống trị Việt Nam đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành quyết tâm sang P ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: