![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Ý nghĩa nhân văn của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo về hỗ trợ phổ cập giáo dục trên địa bàn Tây Bắc
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 210.02 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích một số tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học “thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2010. Mục đích là để đánh giá tính thích hợp của các mục tiêu đề ra của Dự án/Chương trình, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và tính bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa nhân văn của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo về hỗ trợ phổ cập giáo dục trên địa bàn Tây Bắc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0154 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 134-145 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ HỖ TRỢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC Nguyễn Thị Thu Hằng1 , Đặng Thị Thanh Huyền2 1 Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Tóm tắt. Bài viết phân tích một số tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học “thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2010. Mục đích là để đánh giá tính thích hợp của các mục tiêu đề ra của Dự án/Chương trình, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và tính bền vững. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách tiếp theo. Từ khóa: Giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia, phổ cập, tác động, hiệu quả. 1. Mở đầu Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc” (Phạm Văn Đồng, 1999)[4]. Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia GD&ĐT (CTMTQG GD&ĐT) được thực hiện từ đầu những năm 90 nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển GD&ĐT cụ thể thông qua bổ sung ngân sách một cách thích đáng cho ngành GD&ĐT, góp phần phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội theo những mục tiêu ưu tiên đặc biệt ở các vùng khó khăn. Một trong các mục tiêu quan trọng của Chương trình là Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học ở các tỉnh vùng khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc. Đã có nhiều nghiên cứu về đầu tư công phát triển giáo dục, phân tích chi phí - lợi ích và vai trò của giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT. Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) đã tiến hành triển khai một dự án nghiên cứu vào năm 1968 để kiểm chứng các cách sử dụng phân tích chi phí ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Những bài học chính được rút ra từ dự án này được Hallak tổng hợp, cùng với phần miêu tả tóm tắt các khảo sát điểm và một số gợi ý về việc “thực hiện phân tích chi phí” (Hallak, 1969) [6]. Ở Việt Nam có thể kể đến các nghiên cứu cấp quốc gia như: Việt Nam nghiên cứu Tài chính cho giáo dục (Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 1996) [10]; Việt Nam quản lí tốt hơn nguồn lực nhà nước, Đánh giá chi tiêu công năm 2000 (Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 2000) [9]; (Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt nam, 2005); Phân bổ ngân sách cho giáo dục và khả năng sử dụng chỉ số phát triển con người. (Phạm Quang Sáng và Phạm Thành Nghị, 2007) [14]; Phân tích Ngày nhận bài: 20/8/2012. Ngày nhận đăng: 25/10/2012. Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng, e-mail: thuhang.sdh@hnue.edu.vn 134 Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục... tính công bằng và hiệu quả của chi ngân sách theo tỉnh (Nguyễn Thị Minh - Nguyễn Quang Dong, 2009) [12]. Sổ tay giám sát đánh giá CTMTQG GD&ĐT (Bộ GD& ĐT, 2011)[2] Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tác động, hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia vùng Tây Bắc, làm sáng tỏ ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình về cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng cho trẻ em, người dân các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH đất nước. Từ đó có căn cứ để rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách đầu tư cho giáo dục tiếp theo cho phát triển giáo dục vùng Tây Bắc. Bài viết này tập trung phân tích tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học“ – Dự án thuốc CTMTQG GD&ĐT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu chung về chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 Tây Bắc là nơi cư trú của gần 40 dân tộc anh em với dân số 10,53 triệu người, trong đó dân tộc Thái chiếm 20%, Mông 15%, Mường 11%, Tày 7%, Dao 6%... Với 86 huyện thị, thành phố, 1.469 xã và 122 phường, thị trấn, trong đó có 875 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn chiếm gần 40% số xã đặc biệt khó khăn của cả nước. Vì vậy đây là địa bàn được ưu tiên đầu tư của Chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là Chương trình) trong cả 3 giai đoạn: 2001 - 2005; 2006 - 2010 và 2012 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa nhân văn của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo về hỗ trợ phổ cập giáo dục trên địa bàn Tây Bắc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0154 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 134-145 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ HỖ TRỢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC Nguyễn Thị Thu Hằng1 , Đặng Thị Thanh Huyền2 1 Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Tóm tắt. Bài viết phân tích một số tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học “thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2010. Mục đích là để đánh giá tính thích hợp của các mục tiêu đề ra của Dự án/Chương trình, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và tính bền vững. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách tiếp theo. Từ khóa: Giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia, phổ cập, tác động, hiệu quả. 1. Mở đầu Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc” (Phạm Văn Đồng, 1999)[4]. Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia GD&ĐT (CTMTQG GD&ĐT) được thực hiện từ đầu những năm 90 nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển GD&ĐT cụ thể thông qua bổ sung ngân sách một cách thích đáng cho ngành GD&ĐT, góp phần phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội theo những mục tiêu ưu tiên đặc biệt ở các vùng khó khăn. Một trong các mục tiêu quan trọng của Chương trình là Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học ở các tỉnh vùng khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc. Đã có nhiều nghiên cứu về đầu tư công phát triển giáo dục, phân tích chi phí - lợi ích và vai trò của giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT. Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) đã tiến hành triển khai một dự án nghiên cứu vào năm 1968 để kiểm chứng các cách sử dụng phân tích chi phí ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Những bài học chính được rút ra từ dự án này được Hallak tổng hợp, cùng với phần miêu tả tóm tắt các khảo sát điểm và một số gợi ý về việc “thực hiện phân tích chi phí” (Hallak, 1969) [6]. Ở Việt Nam có thể kể đến các nghiên cứu cấp quốc gia như: Việt Nam nghiên cứu Tài chính cho giáo dục (Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 1996) [10]; Việt Nam quản lí tốt hơn nguồn lực nhà nước, Đánh giá chi tiêu công năm 2000 (Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 2000) [9]; (Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt nam, 2005); Phân bổ ngân sách cho giáo dục và khả năng sử dụng chỉ số phát triển con người. (Phạm Quang Sáng và Phạm Thành Nghị, 2007) [14]; Phân tích Ngày nhận bài: 20/8/2012. Ngày nhận đăng: 25/10/2012. Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng, e-mail: thuhang.sdh@hnue.edu.vn 134 Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục... tính công bằng và hiệu quả của chi ngân sách theo tỉnh (Nguyễn Thị Minh - Nguyễn Quang Dong, 2009) [12]. Sổ tay giám sát đánh giá CTMTQG GD&ĐT (Bộ GD& ĐT, 2011)[2] Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tác động, hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia vùng Tây Bắc, làm sáng tỏ ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình về cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng cho trẻ em, người dân các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH đất nước. Từ đó có căn cứ để rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách đầu tư cho giáo dục tiếp theo cho phát triển giáo dục vùng Tây Bắc. Bài viết này tập trung phân tích tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học“ – Dự án thuốc CTMTQG GD&ĐT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu chung về chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 Tây Bắc là nơi cư trú của gần 40 dân tộc anh em với dân số 10,53 triệu người, trong đó dân tộc Thái chiếm 20%, Mông 15%, Mường 11%, Tày 7%, Dao 6%... Với 86 huyện thị, thành phố, 1.469 xã và 122 phường, thị trấn, trong đó có 875 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn chiếm gần 40% số xã đặc biệt khó khăn của cả nước. Vì vậy đây là địa bàn được ưu tiên đầu tư của Chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là Chương trình) trong cả 3 giai đoạn: 2001 - 2005; 2006 - 2010 và 2012 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình mục tiêu quốc gia Phổ cập giáo dục tiểu học Bồi dưỡng giáo viên Phát triển văn hóa dân tộc Chiến lược phát triển giáo dụcTài liệu liên quan:
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 241 1 0 -
77 trang 200 0 0
-
19 trang 136 0 0
-
8 trang 97 0 0
-
21 trang 68 0 0
-
4 trang 64 0 0
-
9 trang 58 0 0
-
12 trang 48 0 0
-
Quyết định số 421/QĐ-TTg năm 2019
14 trang 47 0 0 -
Quyết định 620/QĐ-BTTTT năm 2013
2 trang 44 0 0