Danh mục

Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Chu Trinh – Phần 1

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.98 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (18721926), có một tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểu đúng mức, thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp; sẽ viết là Tân Việt Nam). Tân Việt Nam được trước tác sau khi Phan được thả từ Côn Đảo (tháng 6, 1910) và trước khi đi Pháp (tháng 3, 1911). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Chu Trinh – Phần 1 Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Chu Trinh – Phần 1Trong những tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (1872 -1926), có một tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểuđúng mức, thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợphậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp; sẽ viết làTân Việt Nam).Tân Việt Nam được trước tác sau khi Phan được thả từ Côn Đảo (tháng 6, 1910) vàtrước khi đi Pháp (tháng 3, 1911). Tác phẩ m này có mục đích minh oan cho cácđồng chí của Phan đang bị tù đày sau cuộc dân biến ở Trung Kỳ (1908) bằng cáchnói lên những điểm khác nhau giữa lập trường của Phan và Phan Bội Châu cũngnhư giữa hai nhóm minh xã (bất bạo động) và ám xã (bạo động) mà hai người đạidiện. Theo Phan, nhằm hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai lập trường, khôngthể không biết đến hoàn cảnh lịch sử và cỗi rễ xa xăm đã tạo nên tính cách conngười Việt Nam.Trong bài này, trước hết chúng tôi sẽ bàn về tình hình văn bản của tác phẩm TânViệt Nam. Sau đó, chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá cách nhìn của Phan ChâuTrinh về tính cách con người Việt Nam nói chung và con người Phan Bội Châunói riêng.*Thủ bút Phan Châu Trinh : trang đầu bản thảoTân Việt NamVăn bản: Di cảo Tân Việt Nam là một “vị định cảo”, tức là một bản thảo chưađược sửa chữa và nhuận sắc trọn vẹn. Bản thảo gồm 42 trang chữ Hán viết tay, 31trang đầu là phần cốt lõi của tác phẩm. Có nhiều đoạn khó đọc vì chữ viết nhỏ vàthảo. Hiện nay có hai bản dịch quốc ngữ của Tân Việt Nam 1, nhưng vì cả hai bảndịch có nhiều chỗ không đúng với nguy ên văn nên cần phải tham chiếu bản chữHán khi nghiên cứu. Bố cục của di cảo tự thân cũng chưa được hoàn chỉnh, ngaychính đầu đề “Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp” dễ gây ngộ nhận vìtrong suốt di cảo Phan không nói gì cụ thể về một nước Việt Nam mới sau khiPháp Việt liên hợp. Đối với một nhân vật có cặp mắt quan sát nhạy bén, lập luậnkhúc chiết, và sở trường về văn nghị luận như Phan Châu Trinh, không thể có khảnăng là tác giả đã viết lạc đề. Vậy nghi vấn này phải được giải thích sao đây ?Sau một thời gian nghiền ngẫm các trước tác chính luận của Phan nói chung vàTân Việt Nam nói riêng, chúng tôi đặt giả thuyết : Phải chăng Tân Việt Nam làphần đầu của một di cảo khác, và di cảo đó là di cảo nào ?Liệt kê theo thứ tự thời gian trước tác sau khi tác giả rời Côn Đảo để trở về đấtliền vào tháng 6, 1910, đến khi sang Pháp (tháng 3 và tháng 4, 1911) và cho đếncuối năm 1912, 3 di cảo chính luận mà ta biết chắc chắn là Phan đã viết trong giaiđoạn này là : 1) Tân Việt Nam, 2) Đông Dương chính trị luận, 3) Trung kỳ dânbiến tụng oan thỉ mạt ký (Kêu oan về vụ dân biến ở Trung Kỳ). Sau đây chúng tôixin giải thích vì sao theo thiển kiến, Đông dương chính trị luận chính là phần tiếpnối của Tân Việt Nam.Sau khi về đến Sài Gòn và trước khi sang Pháp, Phan đã viết Tân Việt Nam. Vì saota biết được như thế ? Trước hết, bà Phan Thị Châu Liên – con gái của Phan – chobiết về hoạt động của Phan sau khi được thả ra từ Côn Đảo như sau : “Ở Saigon,chánh phủ có đặt một hội đồng, Tham biện Mỹ Tho ông Couzineau bị [ sic] cử làmchủ tọa, có đủ đề hình chưởng lý cả. Ông Couzineau đọc diễn văn có câu rằng:‘Thay mặt cả dân nước Đại Pháp, tôi trả lại tự do cho ông’. Lại hỏi tiên sinh muốnnói điều gì. Tiên sinh ước lược chánh sách liên lạc Pháp Việt và yêu cầu mấy điềurồi xuống ở Mỹ Tho. (Tiên sinh xin : 1) tha b ọn quốc sự phạm ; 2) Trị tội PhạmNgọc Quát, vì giết ông nghè Trần Quý Cáp là người vô tội ; xin đi Tây)” (PhanThị Châu Liên, “Phan Tây Hồ Tiên sinh dật sự”, in lại trong Phan Châu Trinh,Giai nhân kỳ ngộ (Lê Văn Siêu bình giải và chú thích), trang LVI). Mặc dầu trongphiên họp Couzineau làm chủ tọa này Phan đã trình bày về ước lược chánh sáchliên lạc Pháp Việt và rất có thể là Phan đã nói về Phan Bội Châu, nhưng chúng tabiết rằng Tân Việt Nam đã viết sau đó vì lý do khá đơn giản : trong di cảo này có 2chỗ nhắc lại chuyện này. Chúng tôi tình cờ tìm được chìa khóa quan trọng nàynhân đọc lại Tân Việt Nam vào tháng 3 năm nay (2006) :Tôi dẫu tuy được tha, bị ném trong xó góc đ ể dễ kiểm soát, tâm sự ngổn ngang.Tôi rất thẹn vói người bạn quá cố là Tiến sĩ Trần Quý Cáp... (Tân Việt Nam, trang15, bằng Hán văn).hoặc, rõ ràng hơn nữa :Trinh được tha từ Côn Lôn, bị thả trong một cái phòng của quản hạt ở Mỹ Tho(Sài Gòn), không có lấy một người quen. (Tân Việt Nam, trang 34, bằng Hán văn).Chẳng bao lâu sau khi đến Pháp vào tháng 4 năm 1911, Phan đã làm việc khẩntrương với Jules Roux nhằm giải bày quan điểm của mình với Bộ trưởng Thuộcđịa Messimy và Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut (vừa được bổ nhiệm 2) vềtình hình chính trị ở Việt Nam, đồng thời bày tỏ những yêu sách đối với chế độ caitrị của người Pháp – trong đó có việc minh oan và khiếu nại ...

Tài liệu được xem nhiều: