Danh mục

Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.66 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua kiệt tác Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cách sâu sắc vấn đề ý thức cá nhân, cụ thể là nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người. Đây cũng một trong những biểu hiện của ý thức cá nhân trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 75-79 Ý THỨC CÁ NHÂN TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO Nguyễn Thị Khánh Ly Trường Cao đẳng Sơn La E-mail: nguyenkhanhly83@gmail.com Tóm tắt. Qua kiệt tác Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cách sâu sắc vấn đề ý thức cá nhân, cụ thể là nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người. Đây cũng một trong những biểu hiện của ý thức cá nhân trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Từ khóa: Ý thức cá nhân, Nam Cao, Chí Phèo, quyền làm người. 1. Mở đầu Trong văn đàn Việt Nam hiện đại nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng, Nam Cao là người đến sau và phải trải qua nhiều thăng trầm ông mới khẳng định được vị trí của mình. Để có được điều ấy, Nam Cao chọn một lối đi, cách khám phá, góc nhìn riêng về đối tượng. Viết về những người trí thức tiểu tư sản hay người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Nam Cao không chỉ quan tâm đến câu chuyện về đói khổ mà ông còn phát hiện ra một vấn đề hết sức đau đớn và nhức nhối là ý thức cá nhân của con người bị phủ nhận một cách tuyệt đối. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này là truyện ngắn Chí Phèo. Trong đó, ý thức cá nhân thể hiện ở việc Chí Phèo – nhân vật trung tâm của truyện bị cộng đồng đẩy ra khỏi thế giới loài người, quyết không cho hắn có bất cứ một cơ hội nào được quay trở lại làm người. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây đến ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao Từ xa xưa con người ta sinh ra đã có ý thức cá nhân. Đó là ý thức sự khác biệt về tính cách, tài năng, vẻ đẹp. . . riêng của mỗi người. Tuy nhiên phải đến khi giai cấp tư sản ra đời, phát triển gắn với sự hình thành và phát triển của sản xuất hàng hóa, tư hữu về tư liệu sản xuất, nhất là cuộc cách mạng tư sản Pháp thì chủ nghĩa cá nhân gắn với một ý thức cá nhân hoàn toàn mới mới thực sự ra đời. Ý thức cá nhân khi đó không còn đơn giản là ý thức về sự khác biệt của bản thân mà là ý thức về sự độc lập, tự chủ, tự do và bình đẳng của mỗi người. Điều đó có nghĩa 75 Nguyễn Thị Khánh Ly là, tất cả mọi người đều có quyền: tự làm chủ lấy mình, không bị phụ thuộc vào ai; tự do về tư tưởng, ngôn luận, cư trú. . . trước pháp luật; bình đẳng trước quốc gia và xã hội, có nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau. Ở thời kì Trung đại, người Việt Nam chưa biết đến tư tưởng này. Phải đợi đến những năm đầu thế kỉ XX, khi mà văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp theo gót chân xâm lược tràn vào Việt Nam, chúng ta mới được biết đến một thứ tư tưởng cá nhân hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với văn hóa truyền thống là tư tưởng cá nhân tư sản. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cá nhân mới, họ thấy cá nhân mình có sức mạnh, có khả năng thay đổi vận mệnh của mình, có quyền được khẳng định bản thân, được tôn trọng, được sống thật với lòng mình, được tự do phát triển nhân cách và tài năng. . . Tất cả những tư tưởng đó đã xung đột và đi đến phá vỡ tư tưởng phong kiến cổ truyền. Tư tưởng cá nhân không chỉ làm thay đổi diện mạo đời sống văn hóa mà còn ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến văn học Việt Nam. Nó trở thành một trong những động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng như sự phát triển phong phú, đa dạng và rực rỡ của văn học, đặc biệt là giai đoạn 1930 – 1945. Đóng góp một phần quan trọng cho văn học giai đoạn này là dòng văn học hiện thực phê pháp trong đó có nhà văn Nam Cao. 2.2. Ý thức cá nhân trong tác phẩm Chí Phèo 2.2.1. Tiếng chửi của Chí Phèo ở đoạn văn mở đầu tác phẩm – một ẩn số đầy thách thức Ý thức cá nhân được thể hiện tập trung qua nhân vật trung tâm của tác phẩm là Chí Phèo và ngay từ đầu tác phẩm đã được làm nổi bật lên qua đoạn văn ngắn ghi lại tiếng chửi của hắn. Tiếng chửi của một thằng say rượu nào có ý nghĩa gì nhưng làm sao tiếng chửi ấy lại cứ khiến người đọc thấy nhức nhối. Người ta thấy đối tượng của tiếng chửi ấy đi từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ chung chung trừu tượng đến cụ thể: “trời”, “đời”, “cả làng Vũ Đại”, “cha đứa nào không chửi nhau với hắn”, “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”. Hắn đã chửi tất cả, không trừ một bất cứ một đối tượng nào nhưng lạ lùng thay, đáp lại tiếng chửi ấy là một sự im lặng tuyệt đối. Một bên là cá nhân người đang ra sức chửi, một bên là khoảng vắng lặng vô cùng. Hai sự đối lập ấy tạo ra một khoảng cách, rào cản vô hình tách Chí Phèo và cộng đồng người ra thành hai thế giới khác nhau, không thể xâm nhập. Vậy điều gì đã tạo nên khoảng cách không thể kéo gần kia? Có điều gì ẩn dấu sau tiếng chửi đau đớn, khắc khoải của kẻ say? Điều này được dần hé mở ở những đoạn văn t ...

Tài liệu được xem nhiều: