Danh mục

Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX_2

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.71 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự manh nha ra đời của phê bình văn học nữ quyền: từ Phan Khôi đến Manh Manh nữ sĩ Đầu thế kỷ XX là một giai đoạn sôi nổi của tư tưởng nữ quyền Việt Nam trong đó, Phan Khôi là nhà lý luận phê bình đã có công khai phá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX_2 Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộtrong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX Sự manh nha ra đời của phê bình văn học nữ quyền: từ Phan Khôi đến ManhManh nữ sĩ Đầu thế kỷ XX là một giai đoạn sôi nổi của tư tưởng nữ quyền Việt Nam trong đó, PhanKhôi là nhà lý luận phê bình đã có công khai phá. Khác với Nguyễn Thị Kiêm, Phan Thị BạchVân nặng tính chất phong trào, Phan Khôi đã tiến đến bước tiếp nhận văn học từ ánh sáng tưtưởng nữ quyền, nghĩa là ông đi vào những vấn đề thuần văn học, thuộc về văn học. Nhữngkhai mở của Phan Khôi có giá trị rất lớn đối với nền phê bình, nghiên cứu theo khuynh hướngnày. Ngay từ số báo đầu tiên, Phan Khôi đã khẳng định ý nghĩa, vai trò và tiềm năng của nềnvăn học nữ lưu. Phan Khôi cho rằng nguyên nhân gây nên tình trạng rỗng và lép của văn họcnữ trong lịch sử văn chương Việt Nam quá khứ là vì họ không đuợc hưởng một nền học vấnnhư nam giới: “Bởi phụ nữ nước ta xưa nay đã chịu dốt nát từ đời nọ đời kia như vậy, cho nêntrong đám chị em mình mà được một vài tay biết chữ, biết làm câu thơ, câu văn, thì đời đã cholà một sự lạ lùng hiếm có”(1). Ông cho rằng đây là thiệt thòi lớn lao nhất. Thảng đôi lúc cũng có những bậc nữ lưu cảibiến hình dạng thành nam nhi để được thụ hưởng nền giáo dục hoặc những kỳ nữ có tài thi cathiên phú để lại những đứa con tinh thần cho di sản văn học nghệ thuật của dân tộc. Thế nhưng,họ chỉ xuất hiện rải rác, lúc đậm lúc nhạt và tạo nên một dòng chảy văn chương mỏng manh,sơ sài, đứt đoạn mà theo đánh giá của Phan Khôi thì đấy chưa phải là văn học, mà chỉ mới làmột nền văn học “chưa đủ”: “Nếu vậy thì chị em ta phải thú thiệt rằng nền văn học của nữ giớita, từ xưa tới nay, chưa hề có bao giờ”(2). Sau khi điểm qua những gương mặt văn chương nữViệt Nam, chỉ rõ nguyên nhân và tình trạng của nền văn học nữ lưu, Phan Khôi đã cổ xúymạnh mẽ việc đào tạo học vấn cho người phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và trithức, nghĩa là giải quyết đến triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ trong đời sốngnói chung và trong lĩnh vực văn hoá nói riêng. Tuy nhiên, đóng góp lớn lao, táo bạo, tinh tế vàsâu sắc nhất trong tư tưởng của Phan Khôi đối với văn học nữ lưu là ông bênh vực mạnh mẽquyền của phụ nữ, lên án những tội ác của lễ giáo phong kiến. Đi xa hơn, trên một tư duy mangtính lý luận, Phan Khôi đã tạo tiền đề cho lý thuyết nữ quyền trong văn học Việt Nam, dẫu chỉmới là những phác họa sơ lược. Loạt bài Về văn học của phụ nữ Việt Nam(Phụ nữ tân văn, số1, 2/5/1929), Văn học với nữ tánh (Phụ nữ tân văn, số 2, 9/5/1929), Văn học của phụ nữ nướcTàu về thời kỳ toàn thạnh (Phụ nữ tân văn, số 3, 16/5/1929), Theo tục ngữ phong dao xét về sựsanh hoạt của phụ nữ nước ta (Phụ nữ tân văn, từ số 5 đến số 18, năm 1929)… đã thể hiện tầmnhìn và tấm lòng của một bậc thức giả thông tuệ. Trước hết, Phan Khôi luận giải về mối quan hệ giữa người phụ nữ và văn học. Yếu tốthứ nhất khiến văn học gắn liền với phụ nữ vì người phụ nữ là biểu tượng cho cái đẹp mà vănhọc cũng như các loại hình nghệ thuật nói chung luôn có thiên hướng mỹ cảm, thiên hướng lấycái đẹp vừa làm đối tượng vừa làm ngọn nguồn của cảm xúc, cảm hứng sáng tác. Yếu tố thứhai thuộc về thiên tính đặc trưng của nữ giới. Ông cho rằng phụ nữ mang trong mình bản chấtcủa sự yếu mềm, nhạy cảm, nghiêng về bộc lộ đời sống tình cảm bên trong mà đây cũng làthuộc tính và khuynh hướng của văn học nên người phụ nữ sẽ gần gũi và dễ dàng chiếm lĩnhthế giới văn chương hơn khi họ cầm bút sáng tác: “Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫnnại, dùng những cái tánh ấy mà nghiên cứu văn học, thì không có gì hạp cho bằng, có lẽ chúngta theo nghề văn học còn dễ dàng hơn đờn ông nữa. Còn có một điều thích hiệp nữa, là văn họcchuyên trọng về đường tình cảm, mà chúng ta là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông, thì thậtlà tiện lợi cho chúng ta biết mấy”(3). Như vậy, ở đây, bằng những suy luận dựa trên sự tương đồng giữa đặc trưng trọng yếucủa sáng tác văn chương và thiên tính bản chất của người phụ nữ, Phan Khôi khẳng định rằngphụ nữ là đối tượng trung tâm mà văn học hướng đến, đồng thời cũng là chủ thể có nhiều ưuthế trong sáng tác văn học. Để chứng minh cho luận điểm của mình, Phan Khôi đưa ra những tác phẩm văn học cógiá trị lớn trong nền văn học cổ điển nhằm làm điểm tựa để tính tỉ trọng nữ tính của văn học,tính tần suất hiện diện của yếu tố nữ giữa đời sống văn chương. Viện dẫn từ Kinh thi vốn đượcxem như một “sách Quốc phong đầu” của Trung Quốc, Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo vớiquyểnNhã ca của Salomon đến Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, những kiệt tác văn chương củaViệt Nam, Sở từ của Khuất Nguyên, những sáng tác nổi tiếng và trở thành kinh điển của cácnhà thơ bậc nhất trong nền đại Đường thi: Lý Bạch, Đỗ Phủ, B ...

Tài liệu được xem nhiều: