Thông tin tài liệu:
CÓ MỘT RẮC RỐI khi viết nhan đề, nhưng hứa hẹn sẽ rất có ích cho bạn, đó là con người ngày nay quá hoài nghi, yếm thế. Thế nhưng, bạn không thể đổ lỗi cho họ. Trong nhiều thập kỷ phải chịu đựng những lời rao hàng không xác thực và những nỗ lực vô hiệu trong việc tìm cách ứng phó với chúng khiến khách hàng cảm thấy nghi ngờ âu cũng là kết quả tất yếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý tưởng viết quảng cáo thứ 5: Một ý tưởng khác để viết nhan đề - giải tỏa những băn khoăn
Ý tưởng viết quảng cáo thứ 5: Một ý
tưởng khác để viết nhan đề - giải tỏa
những băn khoăn
CÓ MỘT RẮC RỐI khi viết nhan đề, nhưng hứa hẹn sẽ rất có ích cho bạn,
đó là con người ngày nay quá hoài nghi, yếm thế. Thế nhưng, bạn không thể
đổ lỗi cho họ. Trong nhiều thập kỷ phải chịu đựng những lời rao hàng không
xác thực và những nỗ lực vô hiệu trong việc tìm cách ứng phó với chúng
khiến khách hàng cảm thấy nghi ngờ âu cũng là kết quả tất yếu.
Khi chúng ta trình bày lợi ích của sản phẩm, sẽ có độc giả hỏi rằng: “Ờ, anh
có thể nói vậy, nhưng nếu lỡ..”. Và câu hỏi: “Sẽ ra sao, nếu…” nằm đằng sau
câu “Có gì trong đó dành cho tôi không?”, rót những lời đường mật vào tai
độc giả rằng “chắc chắn có rồi”:. “Họ nói bạn sẽ giảm cân. Nhưng bạn phải
ăn dăm bào hoặc cỏ hầm trong vòng một tháng. Lật sang trang.”
Khi viết quảng cáo hãy nhớ khách hàng luôn hoài nghi
Ý tưởng
Từ một nhà sản xuất điện thoại di động
Nhà sản xuất này đang quảng cáo một phần mềm thú vị giúp người lao động
nhận email trên điện thoại di động mà không cần phải chịu thêm một chi phí
nào – những chi phí vốn làm cho các giám đốc tài chính của các doanh
nghiệp rất khó chịu nhưng vẫn phải chấp nhận. Họ đã quảng cáo với một
nhan đề như sau:
Nhận Email mọi lúc mọi nơi mà không phải chịu thêm những chi phí tiềm ẩn
Dù bạn chào bán bất cứ thứ gì, bạn cũng cần phải vượt qua được sự e dè và
hoài nghi của khách hàng tiềm năng và câu hỏi “Sẽ ra sao nếu…”của họ
trước khi bán được hàng. Nói rõ điều này ngay trong tựa đề là điều khó thông
minh. Thế nên có một kỹ thuật nhỏ nhưng hữu ích khi bạn viết tựa đề là hãy
nghĩ đến những nghi ngờ của độc giả, hãy nghĩ cái gì ngăn họ đọc tiếp, hơn là
cái gì sẽ khiến họ sẽ đọc tiếp.
Giả sử bạn đang chào bán kế hoạch giảm cân cho một nhóm khách hàng giàu
có mà bạn đã tìm hiểu rất rõ về họ. Một nhan đề chấp nhận được sẽ là:
Hãy giảm cân ngay bây giờ
Nhưng những người hay hoài nghi sẽ tự hỏi: “Mình không thật sự tin tưởng
vào kế hoạch này thì phải. Mình biết là mình sẽ phải bỏ rượu”. Vì thế, hãy
xem nhan đề sau:
Phụ nữ Paris giảm gần 3,2 kg trong hai tuần bằng cách nào mà không phải
bỏ rượu vang đỏ?
Chắc chắn là nhan đề này dài hơn, 15 từ so với ba từ (nhan đề trên, trong
tiếng anh – ND). Thế nhưng, nó có tác động mạnh hơn vì nó đã vượt qua
được các mối hoài nghi, đồng thời đó cũng là một câu chuyện kể hấp dẫn
khiến độc giả muốn đọc tiếp. Hơn nữa, tựa đề này rất cụ thể. Nó cho độc giả
biết cô ấy sẽ giảm được bao nhiêu cân trong thời gian bao lâu. Và cụm từ
“phụ nữ Paris” đi kèm với bức ảnh quý cô mảnh dẻ, sang trọng trong một bộ
quần áo trang nhã sẽ là một hình ảnh khiến độc giả khao khát.
Thực hành
Nhớ rằng độc giả của bạn thường hoài nghi thứ tốt nhất và nhạo báng thứ tệ
nhất của những lời quảng cáo. Vì vậy, hãy cố gắng xoa dịu nỗi sợ của họ
bằng những câu trả lời tinh tế hoặc thẳng thắn cho những câu hỏi “Sẽ ra sao,
nếu…”
Xem lại nhan đề của mình. Cứ cho là bạn đã nói đầy đủ các lợi ích trong đó,
nhưng liệu nó có thể hiệu quả hơn nếu bạn tìm cách giải quyết các mối băn
khoăn của độc giả.