Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu tập trung vào nông hộ có nguồn thu chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp; đưa ra một số hàm ý về chính sách về đa dạng hóa thu nhập của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập nông hộ: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đắk Lắk
Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới”
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP NÔNG HỘ: NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐẮK LẮK
ThS. Nguyễn Đức Quyền, ThS. Võ Xuân Hội, PGS.TS. Lê Đức Niêm, TS. Ao Xuân Hòa
TÓM TẮT
Sử dụng bộ dữ liệu bảng của tổ chức TVSEP (Thailand Vietnam Socio Economic Panel)
qua các giai đoạn 2007 – 2017, nghiên cứu tập trung vào nông hộ có nguồn thu chính từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số nông hộ được đưa vào phân tích là 362 hộ
được lặp lại qua 6 giai đoạn. Nghiên cứu áp dụng mô hình Tobit hai giới hạn để xem xét ảnh
hưởng của những đặc điểm nông hộ và cộng đồng đối với các chỉ số đa dạng hóa thu nhập
(Simpsons Index of Diversity - SID). Để ước lượng hệ số thay đổi hiệu quả (Efficiency Change
- Efch) nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis -
DEA). Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn con người về mặt chất lượng lẫn số lượng đóng vai trò
quan trọng trong việc khuyến khích nông hộ đa dạng hóa các hoạt động tạo ra thu nhập. Ngoài
ra, hệ số thay đổi hiểu quả Efch làm giảm tính đa dạng hóa thu nhập nông hộ. Các nông hộ có
trình độ học vấn cao hơn và có năng lực nhiều hơn thường có xu hướng đa dạng hóa thu nhập
qua các hoạt động phi nông nghiệp (SID2). Từ kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý về
chính sách về đa dạng hóa thu nhập của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, yếu tố ảnh hưởng, hệ số thay đổi hiệu quả, nông hộ, Đắk Lắk.
ABSTRACT
FACTORS AFFECTING HOUSEHOLD INCOME DIVERSIFICATION: A
CASE STUDY OF DAK LAK PROVINCE
Using the panel dataset of TVSEP organization (Thailand Vietnam Socio Economic
Panel) over the period 2007 – 2017, the study focuses on households having the main source of
income from agricultural and non-agricultural production activities. The number of households
included in the analysis was 362 households repeated over 6 periods. The study applies a two-
limited Tobit model to examine the influence of household and community characteristics on
the Simpsons Index of Diversity (SID). To estimate the coefficient of efficiency change
(Efficiency Change - Efch), the study used Data Envelopment Analysis (DEA). Research results
show that human capital in terms of quality and quantity plays an important role in encouraging
households to diversify income-generating activities. In addition, the efficiency coefficient of
change Efch reduces the diversification of farm income. Households with higher education and
capacity tend to diversify their income through off-farm activities (SID2). From the research
results, there are some implications for policies on income diversification of farmers in Dak
Lak province.
Keywords: Income diversification, influencing factors, coefficient of change, farmers, Dak Lak.
1. GIỚI THIỆU
Đa dạng hóa thu nhập là một chiến lược sinh kế quan trọng giúp giảm thiểu biến động thu
nhập của các nông hộ ở nông thôn trong bối cảnh hiện nay. Nhiều công trình trước đây tập trung
vào nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập ở các vùng nông thôn như
nghiên cứu của Minot & cộng sự (2006) cho thấy giáo dục, quy mô hộ gia đình và khoảng cách
đến đường là yếu tố quan trọng làm tăng đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn.
Các yếu tố như chủ hộ là nữ, tỷ lệ trẻ em và người cao tuổi, quy mô trang trại, tỷ lệ đất được
152
Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới”
tưới và yếu tố vùng làm giảm đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ. Ở Indonesia nghiên cứu của
Schwarze & Zeller (2005) về đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn. Kết quả cho thấy
hoạt động nông nghiệp (NN) là nguồn thu nhập quan trọng nhất của các hộ gia đình nông thôn ở
vùng lân cận vườn quốc gia Lore Lindu ở Indonesia. Hoạt động NN đóng góp 68% vào tổng thu
nhập hộ gia đình với 32% còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động phi nông nghiệp (PNN). Chỉ số
đo lường đa dạng hóa thu nhập được đo lường bằng chỉ số Shannon, mô hình Tobit được sử dụng.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập là chỉ số nghèo, chỉ số vốn xã hội, số cây
trồng thất bại, khoảng cách nhà - đường, hộ gia đình đã nhận khoản vay trong 5 năm qua và
yếu tố khu vực. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy được tầm quan trọng của việc nông
hộ tham gia vào các hoạt động PNN sẽ làm tăng thu nhập (Yang, 2004; Klasen & cộng sự, 2013).
Nhóm nghiên cứu Agyeman & cộng sự (2014) cho thấy ngành NN luôn phải chịu những
rủi ro lớn đi kèm như sự thu hút lao động thấp, dịch bệnh, hạn hán, giảm năng suất, sản xuất
theo mùa và các vấn đề việc làm,… đối với các hộ nông dân để tồn tại, họ có lựa chọn đa dạng
hóa thu nhập của mình bằng cách tham gia vào các hoạt động NN và PNN khác. Đa dạng hóa
là một con đường quan trọng để nâng cao mức sống của các hộ NN. Theo Loison (2015) chiến
lược đa dạng hóa thu nhập chủ động có thể tích lũy của cải và nâng cao mức sống của nông hộ.
Đa dạng hóa thu nhập tạo điều kiện chuyển đổi các nguồn lực không hiệu quả thành các nguồn
lực sản xuất. Các hộ gia đình tìm kiếm những cách thức mới để sử dụng các nguồn lực hiện có
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Wan & cộng sự (2016) chỉ ra rằng đa dạng hóa thu nhập có
thể thông qua đa dạng hóa cây trồng, nghiên cứu đề cập đến số lượng các nguồn thu nhập.
Nghiên cứu của Anabo (2021) về các yếu tố quyết định chiến lược đa dạng hóa thu nhập giữa các
hộ NN ở Philippines, sử dụng dữ liệu điều tra cắt ngang quốc gia từ cơ quan thống kê Philippines
năm 2015, sử dụng mô hình Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu
nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu ...