Bài viết này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang thông qua việc sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để xây dựng mô hình nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu tới năng suất nuôi của các hộ nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du. Kết quả phân tích cho thấy mật độ thả giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, tỉ lệ sống, khoảng cách đặt lồng nuôi, kinh nghiệm và rủi ro là những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nuôi của hộ, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Trong khi đó, thời gian nuôi, vốn đầu tư, tập huấn, đối tượng nuôi và tiếp cận tín dụng không ảnh hưởng tới năng suất nuôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 2/2013
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG BÈ
TẠI VÙNG BIỂN NAM DU, TỈNH KIÊN GIANG
FACTORS AFFECT THE PRODUCTIVITY OF CAGE FISH FARMING
IN THE NAM DU COASTAL, KIEN GIANG PROVINCE
Ong Nhất Oanh1, Phạm Hồng Mạnh2
Ngày nhận bài: 24/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 20/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013
TÓM TẮT
Bài viết này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh
Kiên Giang thông qua việc sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để xây dựng mô hình nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố nghiên cứu tới năng suất nuôi của các hộ nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du. Kết quả phân tích cho thấy
mật độ thả giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, tỉ lệ sống, khoảng cách đặt lồng nuôi, kinh nghiệm và rủi ro là những
yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nuôi của hộ, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Trong khi đó, thời gian nuôi, vốn
đầu tư, tập huấn, đối tượng nuôi và tiếp cận tín dụng không ảnh hưởng tới năng suất nuôi.
Từ khóa: hiệu quả nghề nuôi, nghề nuôi cá biển, hàm sản xuất
ABSTRACT
This study aims to analyze the factors affecting productivity fish farming in sea cages Nam Du, Kien Giang through
the use of production function Cobb-Douglas to build a model to quantify the impact of these factors to study yield of cage
fish farmers in the Nam Du. Analysis results showed that stocking density, feed costs, labor costs, survival rate, distance
put cages, experiences and risk factors significantly affect the yield of the household and statistical significance at 1%, 5%
and 10%. Meanwhile, the culture period, investment capital, training, objects and access to credit does not significantly
affect the yield. On this basis, the study also proposes a number of policies and measures to improve the efficiency of fish
farming cages in Nam Du, Kien Giang.
Keywords: efficient farming, fish farming, production function
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiên Giang là tỉnh, thuộc vùng đồng bằng sông
Cửu Long với bờ biển dài trên 200 km, Kiên Giang
có tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế
biển, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20 - 50m và có
hơn 100 đảo lớn nhỏ là tỉnh có nhiều tiềm năng phát
triển kinh tế biển tại Đồng bằng Sông Cửu Long [8].
Nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở Kiên Giang
gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là ở đảo Hòn
Mấu, Hòn Ngang (xã Nam Du), Hòn Củ Tron (xã
An Sơn), Hòn Tre (xã Hòn Tre) huyện Kiên Hải;
quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên
hay quần đảo Bà Lụa, thuộc xã Sơn Hải, huyện
1
2
Kiên Lương... Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản
Kiên Giang [2] trong năm 2005, toàn tỉnh chỉ có
131 lồng bè trên biển nuôi cá mú, cá bớp, với sản
lượng khoảng 90 tấn/năm, thì đến năm 2008, số
lồng bè nuôi cá đã tăng lên 546 lồng, với sản lượng
693 tấn/năm và hiện nay lên đến 925 lồng, sản lượng
hơn 1.200 tấn/năm. Chỉ tính trong 5 năm (2005 - 2009),
số lồng bè nuôi cá trên biển ở Kiên Giang đã tăng
hơn 7 lần và sản lượng thủy sản thu hoạch tăng hơn
13,3 lần. Kết quả này chứng tỏ, nghề nuôi cá lồng
bè trên biển đang phát triển đúng hướng [2].
Kiên Hải là một trong những huyện có hoạt
động nuôi cá lồng bè trên biển phát triển mạnh của
Ong Nhất Oanh: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang
TS. Phạm Hồng Mạnh: Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nha Trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
tỉnh Kiên Giang [3]. Tuy nhiên, nuôi cá lồng bè ở
khu vực này đã và đang gây ra nhiều vấn đề cho
các hộ nuôi tại khu vực này, như: hoạt động nuôi
còn mang tính tự phát, các yêu cầu về kỹ thuật nuôi
chưa được thông tin đầy đủ, số lồng bè thủy sản
tăng quá nhanh dẫn đến chất lượng nguồn nước
suy giảm,... Điều này đã dẫn đến năng suất nuôi của
các hộ tại khu vực này bị giảm sút [6]. Việc đánh giá
năng suất nghề nuôi cũng như xác định các yếu tố
ảnh hưởng tới năng suất của nghề nuôi cá lồng bè
trên địa bàn là rất cần thiết nhằm xác định những
vấn đề cần quan tâm nhằm cải thiện năng suất và
hiệu quả nghề nuôi tại khu cực này góp phần thúc
đẩy hoạt động nghề nuôi cá lồng bè phát triển ổn
định và lâu dài.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý thuyết
Nuôi trồng thuỷ sản là quá trình hoạt động liên
quan đến các vấn đề sinh học. Quá trình sản xuất
liên quan đến việc sử dụng các nguồn lợi ở nước,
lao động, và quản lý để tạo ra các sản phẩm thuỷ
sản đáp ứng cho nhu cầu của con người và xã hội.
Trong quá trình sản xuất, các nhà khoa học [1], [4],
[6], [7] thường quan tâm đến sản lượng khi các yếu
tố đầu vào như thức ăn, con giống, quản lý chất
lượng nước,… Trong khi đó, các nhà kinh tế quan
tâm đến cả hai sản lượng và năng suất.
Hàm số sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật giữa
các yếu tố đầu vào và sản phẩm làm ra tại một thời
điểm nhất định với một công nghệ nhất định. Sản
phẩm nuôi trồng thủy sản thường đa dạng và là kết
quả của hàng loạt các yếu tố đầu vào. Chất lượng
và năng suất của sản phẩm làm ra được quy định
bởi việc sử dụng mỗi yếu tố đầu vào cũng như mối
quan hệ tương tác giữa chúng. Hàm số sản xuất
thủy sản được biểu diễn dưới dạng [3]:
Y = f(X1, X2, X3, ..., Xn)
Trong đó: Y - Sản lượng thủy sản
X1 - Lượng thức ăn
X2 - Kích cỡ thả
X3 - Tỷ lệ sống
X4 - Mật độ thả
Xn - Các biến số liên quan đến tăng trưởng của cá
2. Mô hình nghiên cứu
Xuất phát từ cơ sở lý thuyết [3] và tổng quan
các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan
[1], [4]. Mô hình nghiên cứu đề xuất được đề nghị
như sau:
Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố
136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Số 2/2013
đến năng suất nuôi cá lồng bè, nghiên cứu đã sử
dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để ước lượng.
Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:
W = A. MATDOα1 .THOIGIα2 .TH_ANα3 .VON_DTα4
.LADOα5 .TILSOα6 .KCAHα7 .KNGα8 TAPHUANα9
.RUIROα10 .TDUNGα11 .DTGNUIα12
Các biến trong mô hình bao gồm:
Trong đó:
W: năng suất cá lồng bè nuôi t ...