Danh mục

Yếu tố nghệ thuật của thư từ và thư từ trong tác phẩm văn học

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.70 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, đặc biệt đối với các nền văn minh cổ đại. Dấu vết sớm nhất của hình thức thư được tìm thấy là giấy ghi nhận có nợ bằng tiếng Ackat (Mêdôpôtami, thuộc miền Lưỡng Hà - Irắc ngày nay) khắc trên thỏi đất sét, khoảng vào thế kỷ XIX tr. CN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố nghệ thuật của thư từ và thư từ trong tác phẩm văn học Yếu tố nghệ thuật của thư từ và thư từ trong tác phẩm văn học 1. Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, đặc biệt đối với các nền văn minh cổ đại. Dấu vết sớm nhất của hình thức thư được tìm thấy là giấy ghi nhận có nợ bằng tiếng Ackat (Mêdôpôtami, thuộc miền Lưỡng Hà - Irắc ngày nay) khắc trên thỏi đất sét, khoảng vào thế kỷ XIX tr. CN. Thư từ của các pharaông Ai Cập được viết trên giấy cói (-XIV- XI); người Hi Lạp xưa định cư là chủ yếu và chuộng trao đổi bằng lời nói, giao tiếp thư từ chủ yếu thể hiện thông qua các chiến binh, những người đứng đầu nhà nước và các quan viên; người La Mã thể hiện mong muốn gìn giữ, duy trì mối liên hệ với người vắng mặt qua việc trao đổi thư từ, do đó thư gia đình tương đối phổ biến... Bắt đầu từ những dạng sơ khai ban đầu đó, thư từ trở thành phương tiện liên lạc, và là hình thức giao tiếp tinh thần của con người. Giá trị thực tiễn của thư từ là trao đổi thông tin, bao gồm cả văn bản hành chính và thư từ cá nhân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới thư từ cá nhân với những giá trị nghệ thuật vốn có như là đặc trưng của thể loại. Với thư từ, ngôn ngữ viết được dung nạp vào đời sống giao tiếp nói năng hàng ngày. Ngược lại cũng có thể nói, trong tất cả các thể loại viết, thư từ gần với giao tiếp thường ngày nhất. Nó có tính xác thực rất cao và đồng thời thể hiện đời sống tình cảm riêng tư rõ rệt. Thực tế xác thực mà tiểu thuyết, thơ không có khả năng tạo ra, lại có ở trong thư từ. Các bức thư chiếu sáng mười, hai mươi, bốn mươi năm cuộc đời một con người, đó thực sự là lịch sử của tâm hồn: đó là những thứ không thể phủ nhận, là tư liệu duy nhất của con người (G. Lanson, 1). Đối tượng phản ánh của thư từ là cái hiện tại, cái hàng ngày, và động lực của nó là cảm xúc. Thư là để thông tin cho nhau, nhưng thư cũng là để giãi bày. Nhật ký viết cho riêng mình, còn thư phải hướng đối 1 tượng. Những bức thư hay được viết trong những thời điểm cảm xúc thăng hoa, và niềm say mê trở thành sự thôi thúc không thể kiềm chế, phải được trải ra bằng lời và thực hiện đối thoại với người vắng mặt trên trang giấy, với niềm hi vọng và tin tưởng rằng nó sẽ đến tay người nhận và được thông tỏ nỗi niềm. Điều này rất đúng với trường hợp của Bà de Sévigné (1626 - 1696), người đã từng viết 1500 bức thư từ năm 1671 đến năm 1696. Đó là những bức thư đầy xúc động nói lên niềm thương nhớ của một người mẹ đối với con gái trong rất nhiều năm chờ đợi. Những bức thư đã từng chu chuyển qua hơn hai trăm nơi chốn theo bước chân của hai vợ chồng bá tước De Grignan ghi lại những thăng trầm của đời sống cũng như tình cảm trong hai mươi lăm năm xa cách. Bà de Sévingé đã thực sự sáng tạo ra phong cách của riêng mình, bởi bà viết một cách tự nhiên với những tình cảm tự nhiên, không gò bó theo phép tu từ (trường học không dạy phép tu từ cho nữ giới, bản thân bà cũng không được tham khảo những cuốn sách có tính lý luận), và lối viết không theo một trình tự nhận thức như M. Proust (1871 - 1922) đã nói. Rất nhiều những bức thư của bà đã làm say mê độc giả và người ta chuyền nhau chép lại. Người phụ nữ này biết rằng một trong số những bức thư của mình sẽ có lúc trở thành thư ngỏ với độc giả nhưng chắc chắn bà chưa bao giờ hình dung những bức thư đó sẽ được xuất bản. Bà đã viết những bức thư bình dị nhất và chân thành nhất, như bao lá thư thông thường của những người mẹ luôn lo lắng cho đứa con đang ở xa mình. Thư của bà rất gần với đời sống tình cảm vốn có của con người. Chúng tôi muốn nói thêm rằng, thư từ không chỉ làm sáng tỏ cuộc đời một con người, mà còn có thể chứng thực cho lịch sử một dân tộc ở một thời điểm nào đó. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, hàng ngàn, hàng triệu bức thư đã có mặt trong ba lô của người chiến sĩ vượt đường Trường Sơn vào Nam ra Bắc. Năm 1963 - 1964, Nhà xuất bản Văn học đã sưu tập và xuất bản gần 80 bức thư tiêu biểu của đồng bào miền Nam gửi ra 2 Bắc, trong hai tập sách Từ tuyến đầu Tổ quốc. Từ những lá thư của các cá nhân gửi cho người thân, bạn bè mình ngoài Bắc, tập hợp các bức thư dưới dạng hồi ký đã là bằng chứng xác thực nhất về tội ác tày trời của bọn Mỹ Ngụy, cũng như sự ghi nhận về tinh thần anh dũng kiên cường của đồng bào miền Nam trong đau thương đã đứng lên đấu tranh với bè lũ cướp nước. Chân thực trong phản ánh là đặc tính nổi bật của thư từ, nhưng là sản phẩm của sáng tạo, thư từ cũng mang cấu trúc tưởng tượng - kể. Bắt đầu từ khi người viết đặt bút viết một bức thư, anh ta đã bắt đầu bịa chuyện, xây dựng nhân vật - một cái tôi với một cuộc đời, một kinh nghiệm, hình dung và thiết lập mối quan hệ với nhân vật mà anh ta giao tiếp. Thư từ như chiếc cầu nối giữa hai đối tượng là người gửi - người nhận. Tuy nhiên, ở đây, vấn đề người gửi - nhiều nhận không đơn giản. Một mặt, được viết ở ngôi ...

Tài liệu được xem nhiều: