Danh mục

Yếu tố tạo hình trong tranh Đông Hồ - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 578.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là dòng tranh khá gần gũi với đại đa số dân chúng người Việt Nam, được lưu giữ đến ngày nay và có ảnh hưởng lớn đến các sáng tác hiện đại. Thông qua nghiên cứu, bài báo giới thiệu tranh Đông Hồ, phân tích các yếu tố tạo hình cũng như là nhận diện các giá trị nghệ thuật của tranh Đông Hồ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố tạo hình trong tranh Đông Hồ - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX YẾU TỐ TẠO HÌNH TRONG TRANH ĐÔNG HỒ - VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX Hồ Đoàn Hoàng Minh1 1. Lớp: D20TKDH02. Khoa: Công nghiệp Văn hóa. Email: 2022104030007@student.tdmu.edu.vnTÓM TẮT Tranh khắc gỗ là loại nghệ thuật đồ họa truyền thống xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, làdòng tranh dân gian nổi tiếng trong dòng chảy Mỹ thuật Việt Nam. Mỗi dòng tranh khắc gỗdân gian đều có những đặc trưng riêng về nội dung và yếu tố tạo hình, tạo nên giá trị cho riêngmình. Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là dòng tranh khá gần gũi với đại đa số dân chúngngười Việt Nam, được lưu giữ đến ngày nay và có ảnh hưởng lớn đến các sáng tác hiện đại.Thông qua nghiên cứu, bài báo giới thiệu tranh Đông Hồ, phân tích các yếu tố tạo hình cũngnhư là nhận diện các giá trị nghệ thuật của tranh Đông Hồ. Từ khóa: tranh Đông Hồ, tranh khắc gỗ dân gian, yếu tố tạo hình1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ thuật tạo hình tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam là thể loại nghệ thuật đồ họa truyềnthống. Nội dung biểu đạt trong tranh khắc gỗ dân gian thường phản ánh đời sống xã hội hằngngày. Từ chỗ nghệ nhân miêu tả sự vật, sự việc, hiện tượng làm nên giá trị thẩm mỹ. Giá trịnghệ thuật của tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn đượcbiểu đạt qua các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình - mảng, bố cục, chất liệu, màu sắc, khônggian. Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ còn được gọi tắt là tranh dân gian Đông Hồ hay tranhĐông Hồ là một dòng tranh dân gian nổi tiếng ở Việt Nam, ra đời vào khoảng thế kỉ XVI vàcòn tồn tại cho đến nay, hưng thịnh và phát triển nhất từ khoảng thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam vì hình ảnh trong tranh gắn liềnvới làng quê, ngõ xóm và phản ánh cuộc sống sinh hoạt bình dị của người nông dân. Các yếutố tạo hình trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ có những đặc trưng mà không thể nhầm lẫnvào các dòng tranh khác, tạo nên sự độc đáo mà vẫn mang đậm chất nghệ thuật dân gian ViệtNam. Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh dân gian Đông Hồ nói riêng chota hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính dân tộc cũng như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và cách đơn giảnhóa về hình mảng của các nghệ nhân Việt Nam xưa và cũng để các thế hệ sau này có thể kếthừa, giữ gìn và phát triển tranh khắc gỗ hòa cùng dòng chảy mỹ thuật Việt Nam. Việc nghiêncứu về các yếu tố tạo hình trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIXlà một việc cần thiết, giúp nâng cao năng lực thẩm mỹ, tư duy thiết kế cho các bạn sinh viênđang theo học chuyên ngành Mỹ thuật thị giác, khám phá nghệ thuật dân tộc để khai thác vàocác sáng tác hiện đại. 52. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ - Việt Nam 2.1.1. Khái niệm tranh in và tranh khắc gỗ “Tranh in: Một dạng tranh đồ họa trong đó người ta dùng kỹ thuật in ấn để thể hiện tácphẩm. Tranh in thường được in hàng loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi. Không giống các thểloại tranh khác, tranh in luôn phải qua khâu chế bản và in ấn, thường có nhiều bản gốc do sốlượng tranh in nhiều (trừ loại tranh độc bản). Một tranh in đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cụcvà hình, còn phải chú ý tới những yêu cầu về kỹ thuật chế bản, khắc và kỹ thuật in ấn.” (ĐặngThị Bích Ngân, 2012). “Đồ họa tạo hình bao gồm đồ họa giá vẽ và đồ hoạ ấn loát; trong đó đồ họa ấn loát gồmcác thể loại như tranh in lõm (tranh khắc kim loại, khắc mika), tranh in nổi (tranh khắc gỗ, khắcthạch cao, khắc cao su, bìa giấy), tranh in phẳng (in đá và các kỹ thuật phát sinh từ đá), tranhin xuyên (in lưới, in trổ khuôn), tranh in độc bản” và “Khắc gỗ là một kỹ thuật in đồ họa sửdụng một bản in bằng gỗ có hình nổi” (Vương Quốc Chính, 2020). Để tạo một bản in khắc gỗ,đầu tiên các họa sĩ vẽ hình ảnh trên bề mặt nhẵn và bằng phẳng của một khối gỗ rồi dùng daovà đục lòng máng loại bỏ phần có màu trắng trên hình in, để cho hình vẽ nổi lên như phù điêu.Sau khi bôi mực bề mặt khối gỗ, họa sĩ đặt lên đó một tờ giấy rồi chà mạnh lên lưng giấy bằngtay hoặc máy in, hình ảnh trên bản gỗ sẽ chuyển qua mặt giấy một hình ảnh ngược với mặt vẽ. 2.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ - Việt Nam Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tên Nômngày xưa của làng Đông Hồ là làng Mái. Sau một thời gian gắn bó với nghề làm tranh khắc gỗ,người ta gọi là làng Hồ hay làng Đông Hồ. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1944 là thời kì hưngthịnh của làng tranh. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nghề tranh ở làng Đông Hồbị gián đoạn. Nhưng khi hoà bình lập lại vào năm 1954, làng tranh được khôi phục. Ở thời điểmnày, có nhiều tổ hợp sản xuất tranh Đông Hồ được thành lập. Ngày nay, rất ít người dân ở làngĐông Hồ làm tranh. Nhưng các nghệ nhân yêu nghề luôn luôn giữ lửa và phát triển nó bằngcách: Xây dựng Trung tâm giao lưu văn hóa dân gian Đông Hồ, phục vụ du khách du lịch, mởcác lớp trải nghiệm làm tranh thực tế,... (Lê Thị Hồng Dư, 2013). Về thời gian ra đời của tranh dân gian Đông Hồ, một số người cho rằng chúng đã xuấthiện từ thời nhà Lý, nhà Trần. Có người lại cho rằng xuất hiện từ thế kỉ XV, do ông Lương NhữHộc, một viên quan thời Lê sơ tỉnh Hải Dương truyền lại. Có những ý kiến khác lại cho rằngcó từ thời nhà Hồ, vì thấy kỹ thuật in tranh Đông Hồ có sự tương đồng, liên quan đến kỹ thuậtin tiền giấy của Hồ Quí Ly (Đỗ Hữu Bảng, 2019). Đồng thời, tìm được bài thơ “Tứ thời khúcvịnh” của ông Hoàng Sĩ Khải ở làng Lai Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; trong bài thơ cónói đến tranh gà, lợn. Nhưng cũng thông qua việc so sánh tranh dân gian Đông Hồ với nhữngmảng chạm khắc trang trí đình làng vào các thế kỉ XVI, XVII đã thấy có khá nhiều nét tươngđồng về nội dung. Vì vậy, cá ...

Tài liệu được xem nhiều: