Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 543.72 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Văn hóa là một phạm trù rất rộng, biểu hiện của nó trong văn học cũng rất đa dạng, phong phú. Trong bài viết này, chỉ tập trung nêu lên những bình diện văn hóa cơ bản, một trong những yếu tố tạo nên thành công và sức sống lâu bền cho kịch bản văn học Lưu Quang Vũ, đó là: Hệ thống ngôi nhân xưng, tên gọi phong phú, dân dã; Sử dụng các thể loại văn học dân gian; Biểu hiện văn hóa qua các quan niệm nhân sinh và Những góc độ văn hóa dân tộc đa dạng khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC LƯU QUANG VŨ Lê Thị Minh Hiền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: minhhiendhkh@gmail.com TÓM TẮT Văn hóa là một phạm trù rất rộng, biểu hiện của nó trong văn học cũng rất đa dạng, phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nêu lên những bình diện văn hóa cơ bản, một trong những yếu tố tạo nên thành công và sức sống lâu bền cho kịch bản văn học Lưu Quang Vũ, đó là: Hệ thống ngôi nhân xưng, tên gọi phong phú, dân dã; Sử dụng các thể loại văn học dân gian; Biểu hiện văn hóa qua các quan niệm nhân sinh và Những góc độ văn hóa dân tộc đa dạng khác. Từ khóa: kịch bản văn học, Lưu Quang Vũ, yếu tố, văn hóa. Văn hóa với văn học vốn đã có sự gắn kết sâu sắc và không thể chia tách. Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ. Mặt khác, nhà văn – chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, dù muốn hay không cũng tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử, trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại và giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, dân tộc. Vì vậy, nhà văn dù sáng tạo đề tài gì, viết ra hay nói ra vấn đề gì, thì cũng vẫn thể hiện cảm thức văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Văn hóa được thể hiện trong các tác phẩm văn học một cách đa dạng, phong phú như chính nó. Vậy nên, khi đi vào nghiên cứu các khía cạnh văn hóa trong một số kịch bản văn học của tác giả Lưu Quang Vũ, chúng tôi tập trung đi sâu vào những khía cạnh nổi trội, mang tính chất biểu trưng được thể hiện qua các tín hiệu thẩm mĩ, kết cấu bề mặt cũng như kết cấu bề sâu của các kịch bản văn học. 13 Yếu tố văn hoá trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ 1. HỆ THỐNG NGÔI NHÂN XƯNG, TÊN GỌI PHONG PHÚ, DÂN DÃ Có thể nói, tác phẩm văn học nói chung và kịch bản văn học nói riêng là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ tham gia vào trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn học với nhiều đặc điểm về nguồn gốc, ngữ nghĩa, phong cách, chức năng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng. Cũng như các tác phẩm văn học khác, thế giới nhân vật trong kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ khá đa dạng, nhiều chủ đề như là một bức tranh xã hội thu nhỏ với đủ các đặc điểm về giới tính (nam, nữ), thành phần xuất thân (bộ đội, công nhân, trí thức,…), cương vị xã hội, thái độ, đạo đức, các quan hệ xã hội… với thời gian và không gian được miêu tả, trần thuật mang tính bao quát, rộng lớn. Xưng hô là một tập quán và là một biểu hiện mang tính đặc trưng của văn hóa ứng xử của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Qua cách xưng hô, người ta có thể nhận biết thái độ, tình cảm, quan hệ của những người trong cuộc đối thoại. Trong giao tiếp nói chung, giao tiếp bằng tiếng Việt nói riêng, người ta huy động một số lượng khá lớn các từ để xưng hô trong giao tiếp hằng ngày, điều này thể hiện nét đặc trưng văn hóa riêng của dân tộc ta. Khác với các ngôn ngữ khác trên thế giới, như tiếng Anh chỉ sử dụng I – You trong xưng hô giao tiếp, thì ngược lại, lối xưng hô của người Việt lại rất phức tạp, đa dạng và phong phú. Điều này có thể nhận thấy rõ trong hệ thống kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, các nhân vật sử dụng lối xưng hô rất đa dạng. Chẳng hạn như trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, để chỉ nhân vật Hồn Trương Ba trong các mối quan hệ khác nhau với các nhân vật trong kịch bản văn học này, ứng với các mối quan hệ có các cách xưng hô khác nhau. Có thể liệt kê ra như sau: Hồn Trương Ba với vợ: tôi – bà; với con trai: thầy – anh; với con dâu: thầy – con; với bé Gái: ông – cháu, với Đế Thích: tôi – ông; với vợ anh hàng thịt: tôi – chị; với bác Trưởng Hoạt: tôi – bác… Ngoài ra, trong nhiều kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, các nhân vật thường gắn với mỗi trách nhiệm và quyền lợi của mình trong mối quan hệ cá nhân và xã hội. Họ có tên gọi riêng và cũng là tên gọi của nhân vật, đó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC LƯU QUANG VŨ Lê Thị Minh Hiền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: minhhiendhkh@gmail.com TÓM TẮT Văn hóa là một phạm trù rất rộng, biểu hiện của nó trong văn học cũng rất đa dạng, phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nêu lên những bình diện văn hóa cơ bản, một trong những yếu tố tạo nên thành công và sức sống lâu bền cho kịch bản văn học Lưu Quang Vũ, đó là: Hệ thống ngôi nhân xưng, tên gọi phong phú, dân dã; Sử dụng các thể loại văn học dân gian; Biểu hiện văn hóa qua các quan niệm nhân sinh và Những góc độ văn hóa dân tộc đa dạng khác. Từ khóa: kịch bản văn học, Lưu Quang Vũ, yếu tố, văn hóa. Văn hóa với văn học vốn đã có sự gắn kết sâu sắc và không thể chia tách. Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ. Mặt khác, nhà văn – chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, dù muốn hay không cũng tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử, trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại và giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, dân tộc. Vì vậy, nhà văn dù sáng tạo đề tài gì, viết ra hay nói ra vấn đề gì, thì cũng vẫn thể hiện cảm thức văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Văn hóa được thể hiện trong các tác phẩm văn học một cách đa dạng, phong phú như chính nó. Vậy nên, khi đi vào nghiên cứu các khía cạnh văn hóa trong một số kịch bản văn học của tác giả Lưu Quang Vũ, chúng tôi tập trung đi sâu vào những khía cạnh nổi trội, mang tính chất biểu trưng được thể hiện qua các tín hiệu thẩm mĩ, kết cấu bề mặt cũng như kết cấu bề sâu của các kịch bản văn học. 13 Yếu tố văn hoá trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ 1. HỆ THỐNG NGÔI NHÂN XƯNG, TÊN GỌI PHONG PHÚ, DÂN DÃ Có thể nói, tác phẩm văn học nói chung và kịch bản văn học nói riêng là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ tham gia vào trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn học với nhiều đặc điểm về nguồn gốc, ngữ nghĩa, phong cách, chức năng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng. Cũng như các tác phẩm văn học khác, thế giới nhân vật trong kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ khá đa dạng, nhiều chủ đề như là một bức tranh xã hội thu nhỏ với đủ các đặc điểm về giới tính (nam, nữ), thành phần xuất thân (bộ đội, công nhân, trí thức,…), cương vị xã hội, thái độ, đạo đức, các quan hệ xã hội… với thời gian và không gian được miêu tả, trần thuật mang tính bao quát, rộng lớn. Xưng hô là một tập quán và là một biểu hiện mang tính đặc trưng của văn hóa ứng xử của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Qua cách xưng hô, người ta có thể nhận biết thái độ, tình cảm, quan hệ của những người trong cuộc đối thoại. Trong giao tiếp nói chung, giao tiếp bằng tiếng Việt nói riêng, người ta huy động một số lượng khá lớn các từ để xưng hô trong giao tiếp hằng ngày, điều này thể hiện nét đặc trưng văn hóa riêng của dân tộc ta. Khác với các ngôn ngữ khác trên thế giới, như tiếng Anh chỉ sử dụng I – You trong xưng hô giao tiếp, thì ngược lại, lối xưng hô của người Việt lại rất phức tạp, đa dạng và phong phú. Điều này có thể nhận thấy rõ trong hệ thống kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, các nhân vật sử dụng lối xưng hô rất đa dạng. Chẳng hạn như trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, để chỉ nhân vật Hồn Trương Ba trong các mối quan hệ khác nhau với các nhân vật trong kịch bản văn học này, ứng với các mối quan hệ có các cách xưng hô khác nhau. Có thể liệt kê ra như sau: Hồn Trương Ba với vợ: tôi – bà; với con trai: thầy – anh; với con dâu: thầy – con; với bé Gái: ông – cháu, với Đế Thích: tôi – ông; với vợ anh hàng thịt: tôi – chị; với bác Trưởng Hoạt: tôi – bác… Ngoài ra, trong nhiều kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, các nhân vật thường gắn với mỗi trách nhiệm và quyền lợi của mình trong mối quan hệ cá nhân và xã hội. Họ có tên gọi riêng và cũng là tên gọi của nhân vật, đó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kịch bản văn học Lưu Quang Vũ Hệ thống ngôi nhân xưng Văn học dân gian Quan niệm nhân sinh Văn hóa dân tộcGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 285 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 207 0 0 -
9 trang 205 0 0
-
9 trang 142 0 0
-
10 trang 126 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Văn học dân gian năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 119 1 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 116 0 0 -
4 trang 115 0 0
-
114 trang 112 0 0
-
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 1): Phần 1
194 trang 107 0 0