Thông tin tài liệu:
Yukon như trong mơ Một tập ảnh màu, một bức tranh trong mơ hay là sự thật? Những ngày đầu hạ, mặt trời phương bắc Canada không lặn. Giấc mơ và sự thật cứ như lẫn lộn ở góc tận cùng phía tây bắc Canada, nơi có diện tích gần gấp hai lần rưỡi nước Đức...Mùa hạ là thời điểm tốt nhất đến để thưởng thức Safari tự nhiên với những chú tuần lộc và những ngôi nhà gỗ. Gấu cũng là chủ đề vĩnh hằng ở đây không những chỉ cho khách du lịch.Dãy núi Tombstone Đã nửa đêm....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yukon như trong mơ Yukon như trong mơYukon như trong mơ Một tập ảnh màu, một bức tranh trongmơ hay là sự thật? Những ngày đầu hạ, mặt trời phương bắcCanada không lặn. Giấc mơ và sự thật cứ như lẫn lộn ở góctận cùng phía tây bắc Canada, nơi có diện tích gần gấp hailần rưỡi nước Đức...Mùa hạ là thời điểm tốt nhất đến để thưởng thức Safari tựnhiên với những chú tuần lộc và những ngôi nhà gỗ. Gấucũng là chủ đề vĩnh hằng ở đây không những chỉ cho kháchdu lịch.Dãy núi TombstoneĐã nửa đêm. Mặt trời vẫn đỏ ối ở phía chân trời. Con tuầnlộc đứng dưới nước ngập đến bụng nhẩn nha gặm cỏ nước.Người dân bản địa coi những đêm (xung quanh ngày 21-6)mặt trời không lặn là sự ban thưởng của Thượng đế chonhững ngày đông giá lạnh và khắc nghiệt.Chúng tôi chiêm ngưỡng họ trong im lặng và ngạc nhiên. Vàcả một chút nghi ngờ. Đây là một tập ảnh màu, một bức tranhtrong mơ hay là sự thật?Chúng tôi đang ở vùng Yukon của Canada. Buổi sáng chúngtôi đi từ Dawson, thị trấn đào vàng thuở xưa, sang bên kia bờsông Yukon bằng một chuyến phà để lên đường cao tốc Top-of-the-world đến Beaver Creek. Con đường cao tốc này lượntheo vòng cung hướng tây nam dẫn đến Alaska gặp đườngcao tốc Alaska tại Tetlin Junction để trước khi đến BeaverCreek rồi vòng trở lại đất Canada.IMAGENOT FOUND!Chèo thuyền trên hồ TeslinNhập cảnh vào Mỹ tại cửa khẩu cực bắc, nơi chỉ mùa hè mớimở cửa, xứ Ogilvie Mountains khỉ ho cò gáy chỉ có thiênnhiên, thú hoang với vài người dân và dăm ba khách du lịch.Tại đây, mỗi du khách đều phải để lại dấu vân tay và nhìnvào máy kiểm tra để giữ lại hình ảnh con ngươi mắt. Vậycũng hay, đây là bằng chứng không thể chối cãi rằng chúngtôi đã đặt chân tới đây.Giấc mơ và sự thật cứ như lẫn lộn ở góc tận cùng phía tâybắc Canada, nơi có diện tích gần gấp hai lần rưỡi nước Đức.Giấc mơ làm giàu trong ngày một ngày hai đã kéo hàng trămnghìn người đến vùng Yukon này hồi năm 1896, khi vàngđược tìm thấy ở đây. Nhờ có cơn sốt tìm và đãi vàng ngày ấymới có thị trấn Dawson bây giờ.IMAGENOT FOUND!Cỏ bông ở YukonDawson ngày ấy là thị trấn lớn nhất về phía tây Winnipeg vàphía nam San Francisco, với thời kỳ cao điểm của cơn sốt tìmvàng có tới 50.000 người sinh sống. Hiện nay thị trấn này chỉcòn khoảng 5.000 dân với khá nhiều người lập dị và cũngchẳng còn mấy ai sống bằng nghề đãi vàng nữa, nhưng họvẫn tiếc nuối một thời đã qua.Dawson đã phải nhường vị thế thủ phủ của vùng Yukon choWhitehorse từ cách đây 50 năm. Thị trấn này ra đời trongThế chiến thứ hai khi mà Alaska bị quân Nhật đe dọa. VùngAlaska là món hời mà Mỹ vớ được khi mua lại của Nga năm1867 với giá bèo bọt là 7,2 triệu đôla, tính ra có chưa đầy 5cent/ha. Năm 1942 trong vòng 8 tháng 10 ngày, người ta đãkhẩn cấp xây dựng tuyến đường cao tốc Alaska xuyên quanúi rừng - đoạn từ Beaver Creek đến Whitehorse xuyên qualãnh thổ Canada.IMAGENOT FOUND!Thị trấn DawsonCon đường cao tốc Alaska dẫn du khách vượt hàng trămkilômet quanh khu rừng quốc gia Kluane mà lịch sử của nógắn liền với Thế chiến thứ hai.Trước khi làm con đường cao tốc này thì đây là khu săn bắncủa bộ tộc Tutchone. Nhưng 200.000 công nhân cầu đườngdĩ nhiên cần một lượng thực phẩm lớn - do đó việc săn bắntrong thời gian đó được huy động hết công suất - điều nàykhiến Chính phủ Canada phải khoanh một vùng rộng lớn cấmsăn bắn thú rừng. Người Tutchone vì thế mà mất đi công ănviệc làm chính của họ. Dần dần khu vực này trở thành khurừng quốc gia và từ năm 2004 sau khi thỏa thuận với Chínhphủ Canada người Tuchone lại được trở về với quê hươngcùng những tập quán và quyền lợi cũ của họ.Những người dân Tuchone và các bộ tộc da đỏ khác đến đâysinh sống trước người da trắng hàng ngàn năm, nhưng mộtthời họ đã bị đưa đi cải tạo hay bắt lấy người da trắng nhằmtriệt bỏ hết văn hóa mà người da trắng coi là man di mọi rợ.Nhưng ngày nay tình hình đã khá hơn nhiều - họ được coi làFirst Nations, những người đến trước. Cách đây không lâu,thủ tướng Canada chính thức xin lỗi họ về những gì đã gây ravới họ trong suốt một thời gian dài.IMAGENOT FOUND!Núi OgilveeKhách du lịch đến đây luôn được nhắc nhở rằng những ngườibản địa nơi đây có những tập tục và truyền thống lâu đời cầnđược giữ gìn, do vậy không nên coi việc săn bắn của họ lànhững gì không tự nhiên. Đây là một phần văn hóa của họ.Ngược lại những người có tiếng nói của các bộ tộc da đỏcũng kêu gọi người dân của họ nên quan tâm hơn đến kháchdu lịch. Bắn lung tung qua cả đường cao tốc hay việc vứt bỏxương thú rừng ngay cạnh những nơi cắm trại là điều khôngnên làm.Đáng tiếc là chúng tôi không gặp những thợ săn bắn người dađỏ. Bù vào đó cả nhóm được gặp một phụ nữ da đỏ làm ParcRanger trong vùng núi Tombstone. Chị là một nhà sinh vậthọc và đang viết luận văn tốt nghiệp cao học về đề tài môitrường sống của loài tuần lộc.Trên một chiếc máy bay chuồn chuồn chúng tôi đã bay qua ...