Danh mục

ZANOCIN (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHỈ ĐỊNH Zanocin được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn sau : - Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và không có biến chứng. - Nhiễm trùng da và mô mềm. - Viêm tuyến tiền liệt. - Bệnh lây truyền qua đường sinh dục như là : nhiễm lậu cầu cấp niệu đạo và cổ tử cung không biến chứng, viêm niệu đạo và cổ tử cung không do lậu cầu. - Viêm phổi do H. influenza hay Streptococcus pneumoniae. - Viêm phế quản mạn tính đợt cấp. Dạng thuốc nhỏ mắt :Các nhiễm trùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ZANOCIN (Kỳ 2) ZANOCIN (Kỳ 2) CHỈ ĐỊNH Zanocin được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn sau : - Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và không có biến chứng. - Nhiễm trùng da và mô mềm. - Viêm tuyến tiền liệt. - Bệnh lây truyền qua đường sinh dục như là : nhiễm lậu cầu cấp niệu đạovà cổ tử cung không biến chứng, viêm niệu đạo và cổ tử cung không do lậu cầu. - Viêm phổi do H. influenza hay Streptococcus pneumoniae. - Viêm phế quản mạn tính đợt cấp. Dạng thuốc nhỏ mắt : Các nhiễm trùng ở phần ngoài mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc) hoặcnhững bộ phận phụ (viêm mi mắt, viêm túi lệ) do những chủng vi khuẩn nhạy cảmvới ofloxacin. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Chống chỉ định dùng Ofloxacin ở bệnh nhân nhạy cảm với Ofloxacin haybất kỳ một dẫn xuất của Quinolone. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Tổng quát : Nên xem xét cẩn thận giữa lợi ích và yếu tố nguy cơ tiềm tàng khi sử dụngOfloxacin trong những trường hợp có bệnh lý ở hệ thống thần kinh trung ương kểcả động kinh và xơ cứng động mạch não. Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng đã được nhìn thấy ở một số bệnh nhânđang dùng fluoroquinolone. Nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu xảy raphản ứng nhạy cảm ánh sáng thì phải ngưng dùng thuốc. Bệnh nhân có chức năngthận suy giảm cần phải thay đổi chế độ điều trị. Khuyến cáo : Tính an toàn và hiệu quả của Ofloxacin ở trẻ em , trẻ đang lớn (trẻ dưới 18tuổi), phụ nữ có thai và cho con bú thì chưa được biết rõ. Cũng như nhữngQuinolone khác, Ofloxacin có thể kích thích thần kinh trung ương gây ra triệuchứng run rẩy, bồn chồn, cảm giác nhẹ lâng lâng, lú lẫn và ảo giác. Nếu nhữngtriệu chứng này xuất hiện, nên ngưng thuốc và tiến hành những biện pháp điều trịthích hợp. Khi có dấu hiệu đau gân, cần ngưng dùng ngay tức khắc những kháng sinhthuộc nhóm fluoroquinolone. Tính nhạy cảm chéo : Những bệnh nhân có tình trạng mẫn cảm với một Fluoroquinolone hay vớinhững dẫn xuất của Quinolone có cấu trúc hóa học tương tự cũng có thể mẫn cảmvới Ofloxacin. Sử dụng thuốc cho trẻ em : Fluoroquinolone không được khuyên dùng ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Người già : Những công trình nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy không có nhữngbiến chứng đặc hiệu riêng ở người già khiến cho phải hạn chế sự sử dụngfluoroquinolone ở nhóm người này. Tuy nhiên ở người già thường có tình trạngsuy giảm chức năng thận theo tuổi tác nên cần phải điều chỉnh liều khi sử dụngfluoroquinolone. Tính đột biến-Tính sinh ung : Hiện nay những công trình nghiên cứu lâu dài về tính sinh ung củaofloxacin ở chuột thì chưa được thực hiện. Người ta không thấy ofloxacin sinh độtbiến trong các test vi khuẩn Ames, trong các thử nghiệm sinh tế bào in vitro và invivo, thử nghiệm trao đổi nhiễm sắc tử chị em, thử nghiệm phục hồi ADN hay thửnghiệm gây chết tính trội. Thận trọng khi sử dụng dạng thuốc nhỏ mắt : Không được dùng thuốc để điều trị dự phòng (do nguy cơ chọn lọc chủngđề kháng). Trường hợp bệnh không được cải thiện nhanh, hoặc trong trị liệu lâu dàicần theo dõi kiểm tra vi trùng học về tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn, pháthiện chủng nào kháng thuốc để có biện pháp điều trị thích hợp. Trường hợp trị liệu cùng với một thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất khác, phảidùng cách khoảng 15 phút. Không được tiêm thuốc nhỏ mắt vào xung quanh hoặc trong mắt. LÚC CÓ THAI Ofloxacin qua được màng nhau. Cho đến nay chưa có một công trìnhnghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở người. Tuy nhiên người ta nhận thấyofloxacin gây ra bệnh khớp trong các công trình nghiên cứu ở thú vật. Thuốckhông được khuyên dùng ở phụ nữ có thai. LÚC NUÔI CON BÚ Ofloxacin hiện diện trong sữa mẹ. Vì ở thú vật fluoroquinolone có biểuhiện gây tổn thương vĩnh viễn sụn khớp ở những khớp chịu đựng sức nặng, nênnếu cần phải dùng fluoroquinolone không thể dùng kháng sinh khác thay thếngười ta khuyên không nên cho con bú. TƯƠNG TÁC THUỐC Theophylline : Việc sử dụng đồng thời ofloxacin và theophylline có thể dẫnđến tăng nồng độ theophylline trong máu. Nếu buộc phải sử dụng đồng thời 2thuốc trên thì cần phải theo dõi nồng độ theophylline trong máu và điều chỉnh liềucho thích hợp. Thuốc kháng acid chứa magnesium hydroxide hay aluminium hydroxide :Thuốc kháng acid làm giảm sự hấp thu ofloxacin, nên tránh dùng ofloxacin chungvới những thuốc này. Probenecid : Khi dùng phối hợp với probenecid, sự bài xuất ofloxacin quađường tiểu sẽ giảm. Thuốc giảm đau : Đã có báo cáo việc sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid làm tăng tác dụng phụ của quinolone trên hệ thống thần kinh trung ương. Sucralfate : Sucralfate giải phóng những ion aluminium trong dạ dày, do đólàm giả ...

Tài liệu được xem nhiều: