Danh mục

'Nail dạo' và những nguy hại khôn lường

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.85 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã hội phát triển, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ vì thế cũng tăng lên. Những cái nhỏ nhất như “móng chân, móng tay” cũng được chị em hết sức quan tâm. Nhờ đó mà các tiệm làm “nail” thi nhau ra đời. Hiện nay, ở Hà Nội xuất hiện một loại hình dịch vụ mới - “tiệm nail” dạo, họ dường như có mặt ở hầu hết các ngóc ngách của Hà thành… "Nail dạo" là kiểu dịch vụ cắt tỉa, vẽ, đính đá lên móng tay, móng chân cho khách hàng dưới hình thức di...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
'Nail dạo' và những nguy hại khôn lường 'Nail dạo' và những nguy hại khôn lường Xã hội phát triển, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ vì thế cũng tăng lên. Những cái nhỏ nhất như “móng chân, móng tay” cũng được chị em hết sức quan tâm. Nhờ đó mà các tiệm làm “nail” thi nhau ra đời. Hiện nay, ở Hà Nội xuất hiện một loại hình dịch vụ mới - “tiệm nail” dạo, họ dường như có mặt ở hầu hết các ngóc ngách của Hà thành… Nail dạo là kiểu dịch vụ cắt tỉa, vẽ, đính đá lên móng tay, móng chân cho khách hàng dưới hình thức di động. Chỉ cần khách gọi điện thoại, thông báo địa điểm là thợ nail sẽ đến tận nơi sơn sửa móng. Tiện lợi là thế nhưng hậu quả cũng khôn lường. Tiện, rẻ, đẹp chỉ có ở... nail dạo Tại Việt Nam, dường như chưa có một quy chuẩn nào về chất lượng, an toàn vệ sinh cho nghề làm móng. Việc xuất hiện nhiều chị em tay xách giỏ, “hành nghề” cho khách ngay tại những vỉa hè, quán nước… là điều không khó nhận thấy. Trên những con phố lớn nhỏ hay ngõ sâu đều có bóng dáng các “nail” dạo. Nail dạo chủ yếu trưởng thành từ những lò cắt tóc, gội đầu hoặc chán cảnh gò bó phải phục vụ trong Spa, muốn bứt ra đứng vững trên đôi chân của mình. Phần lớn họ hoạt động riêng lẻ, có địa phận làm ăn riêng, phân chia địa phận theo quy ước ngầm. Để dễ làm ăn và nhằm đảm bảo độ tin cậy, nail dạo thường núp dưới danh nghĩa của một trung tâm hay Spa nổi tiếng nào đó. Công việc của họ có thể diễn ra ở trong nhà, ngoài chợ, công viên, thậm chí là trên vỉa hè hay quán nước. Dụng cụ hành nghề của nail dạo vô cùng đơn giản: Phương tiện đi lại (xe máy, thậm chí là xe đạp) có gắn tấm biển nhỏ màu trắng, trên dán dòng chữ làm nail; chiếc giỏ tuyềnh toàng bên trong là cái can nhựa trắng đựng nước, chiếc bát nhựa, hai chiếc ghế con. Ngoài ra còn lỉnh kỉnh đủ thứ: Bộ cắt, gọt, giũa móng, nước tẩy móng, bông gạc, sơn móng khoảng chục màu, bột đắp móng, khăn bông lau chân, tay, vài quả chanh, con dao nho. Giá làm nail dạo thường mềm hơn nhiều so với giá trong tiệm, hợp với túi tiền của đại đa số thượng đế. Đối với dịch vụ cắt, tỉa và vẽ một bộ móng tay hoặc chân tại các tiệm sang trọng có giá từ 150 - 200 nghìn đồng, trong khi đó làm móng dạo có mức giá chỉ khoảng 25 - 30 nghìn đồng. Người làm nail dạo mới vào nghề, thậm chí còn sẵn sàng phá giá chỉ với 15 nghìn đồng. Đó là số tiền chi trả cho dịch vụ cắt, tỉa và vẽ móng đơn giản. Ngoài ra, khách hàng phải trả thêm 1 đến 5 nghìn đồng cho mỗi hạt đá lấp lánh gắn vào móng tay. Giá cả phụ thuộc vào việc khách muốn đính hạt đá to hay nhỏ. Nếu có nhu cầu đắp móng bột (gắn móng giả) thượng khách sẽ phải trả thêm từ 45 đến 60 nghìn đồng. Thời gian làm móng chỉ trong khoảng 20 đến 30 phút tùy thuộc vào sự tỷ mỷ hay sự cầu kỳ của bộ móng thượng khách muốn có được. Nhiều thợ làm móng có thể còn sử dụng chiêu thức treo đầu dê, bán thịt chó để đánh lừa khách hàng. Quảng cáo là dùng sơn móng xịn nhưng thực chất chỉ tái sử dụng vỏ của các lọ sơn đắt tiền để chứa sơn kém chất lượng (pha loãng sơn xịn). Sau đó, người làm nail dạo vẫn tính phí với thượng đế giá cao. Cách này, làm cho sơn nhanh khô nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe của móng tay. Các loại hạt đá, hạt trang trí móng được thợ tìm nguồn ở chợ Đồng Xuân, phố Hàng Bồ (Hà Nội). Năm nay, “nail dạo” còn có thêm hình thức làm đẹp móng mới là đính các loại hình trang trí bằng đất sét lên móng, từ hình hoa quả đến các con vật ngộ nghĩnh. Mua một khúc đất sét chỉ mất 30.000 - 40.000 đồng, người ta cắt ra, có thể đính lên vài chục bộ móng tay, móng chân. Chất liệu bằng đất sét, giá rẻ nên các em tuổi teen rất chuộng. Cứ một tuần lại vẽ móng, đính đất sét/lần, giá thành thấp nhưng làm nhiều, vẫn cho người thực hiện thu nhập cao. Luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh Tuy nhiên, đằng sau những bộ móng được sơn vẽ cầu kì, sành điệu, “nail dạo” cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cho các chị em. Chị Thanh Hà (Hàng Đường, Hà Nội) chia sẻ, một thời gian hay ngồi rỗi rãi trông coi cửa tiệm, chị thường xuyên gọi thợ “nail dạo” đến vẽ móng. Trong lúc không cẩn thận, thợ cắt tỉa da thừa và bấm kìm quá sâu khiến khóe móng chân của chị tóe máu. Vài hôm sau, vết thương bị chín mé, sưng tấy. Nghĩ là không sao nên chị chỉ bôi nghệ tươi và băng bó qua loa. Cho đến khi ngón chân sưng to, tê buốt, chảy dịch vàng, chị tìm đến Viện Da liễu khám mới biết chị đã bị chín mé nặng, nếu điều trị chậm trễ hơn có khả năng bị nhiễm trùng, hoại tử phải tháo khớp, cắt bỏ ngón chân. Do đó, việc vẽ móng theo kiểu “nail dạo” tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh do kĩ thuật làm nail không đảm bảo. Trong khi cắt hoặc giũa móng tay, thợ “dạo” có thể gây ra những vết thương, dẫn đến nhiễm trùng. Không ít chị em đã phải lĩnh hậu quả từ việc làm nail vỉa hè do không đảm bảo an toàn Những kìm tỉa da, cắt móng, giũa, bàn xát mài cục chai, khăn… được sử dụng chung cho những khách làm móng. Vấn đề đảm bảo vệ sinh, công đoạn khử trùng hầu như không có. Bất kể lúc nào khách cũng phải đối mặt với nguy cơ những vật dụng này cắt vào da làm chảy máu và ngay lập tức đưa vi khuẩn vào cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh chín mé - bệnh nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nếu không được chữa trị kịp thời, giữ vệ sinh thì bệnh có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong. Với những trường hợp để quá muộn, khi nhiễm trùng đã hoại tử, có thể sẽ phải tháo khớp hoặc cắt bỏ ngón tay để bảo đảm tính mạng. Ngoài ra, theo khuyến cáo của các chuyên gia Da liễu, các hóa chất trong sơn móng tay rẻ tiền và các loại móng nhựa giả, nước tẩy móng như benzen, toluen... đều là các chất gây nhiễm độc. Benzen là loại dung môi hữu cơ, bay hơi nhanh, được hấp thụ qua đường hô hấp, sau đó lưu tại gan, tủy sống và các tế bào mỡ. Benzen còn ảnh hưởng tới thần kinh, làm cho người tiếp xúc choáng váng, giảm trí nhớ, nếu hít phải liên tục trong thời gian dài, sẽ gây hại phổi, có thể dẫn tới ung thư. Còn chất toluen, hít ph ...

Tài liệu được xem nhiều: