Danh mục

'Nhà đầu tư nên chú ý giao dịch của cổ đông lớn'

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.60 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Trước hết phải nhìn nhận, năm nay là năm doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, nên việc lập báo cáo tài chính, soát xét kiểm toán và công bố thông tin cũng gặp nhiều trở ngại do liên quan đến xử lý hàng tồn kho, hạch toán các khoản nợ… gây ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong việc lập và công bố thông tin các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, việc Thông tư 52 thay thế Thông tư 09 trước đó có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
'Nhà đầu tư nên chú ý giao dịch của cổ đông lớn' 'Nhà đầu tư nên chú ý giao dịch của cổ đông lớn' - Trước hết phải nhìn nhận, năm nay là năm doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, n ên việc lập báo cáo tài chính, soát xét kiểm toán và công bố thông tin cũng gặp nhiều trở ngại do liên quan đến xử lý hàng tồn kho, hạch toán các khoản nợ… gây ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong việc lập và công bố thông tin các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, việc Thông tư 52 thay thế Thông tư 09 trước đó có nhiều điểm khác biệt rất lớn với các quy định trước đó và thời điểm hiệu lực từ ngày 1/6, nên cũng gây những trở ngại nhất định đối với doanh nghiệp. Mặc dù cơ quan quản lý đã có những buổi tổ chức tập huấn, đào tạo và phổ biến cho các đối tượng công bố thông tin, nhưng có lẽ cần phải thêm thời gian. Ngoài ra, một vấn đề chủ quan khác là ý thức tuân thủ quy định của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được tốt, nên dẫn tới việc vi phạm. Với quan điểm thắt chặt hơn về nghĩa vụ công bố thông tin để bảo vệ các cổ đông nhỏ theo cách tiếp cận với thông lệ quốc tế, nên sắp tới công bố thông tin sẽ theo quy mô doanh nghiệp, diện “phủ sóng” đối tượng phải công bố thông tin cũng rộng hơn. Thí dụ, trước đây chỉ công ty niêm yết mới phải công bố thông tin chặt chẽ, nay công ty đại chúng quy mô lớn (vốn từ 120 tỷ đồng và có từ 300 cổ đông trở lên) bất luận niêm yết hay không đều phải có trách nhiệm công bố thông tin ở mức độ cao nhất. Việc quy định rộng hơn, đối tượng điều chỉnh nhiều hơn, nên tầm vi phạm cũng rộng hơn. Do đó cơ quan quản lý sẽ giám sát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một điều, cùng với sự đi lên và phát triển của thị trường chứng khoán, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đã tốt hơn. Cách đây 5-10 năm, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp niêm yết về tuân thủ quy định hoàn toàn khác so với hiện nay. - Một số ý kiến cho rằng, dường như Ủy ban chứng khoán Nhà nước chỉ chú trọng xử phạt chứ chưa tập trung vào việc phòng ngừa? - Theo tôi, ý kiến nói trên chưa hoàn toàn khách quan, bởi có 2 vấn đề. Một là khung pháp lý về công bố thông tin đã tương đối hoàn thiện và cơ quan quản lý đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền, xây dựng cẩm nang hướng dẫn cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và cũng dành thời gian khá dài (2 tháng) để doanh nghiệp chuẩn bị. Ngay cả trong chương trình đào tạo của Trung tâm đào tạo chứng khoán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng có phần đào tạo miễn phí cho doanh nghiệp. Tại nhiều buổi tập huấn, chúng tôi mời cả nghìn công ty tham dự, nhưng nhiều đại diện công ty vẫn không đến hoặc chỉ cử người không có chức năng nên nhiều khi tập huấn cứ tập huấn, vi phạm vẫn cứ vi phạm. Vì vậy, bên cạnh sự chủ động từ phía cơ quan quản lý, còn phụ thuộc vào ý thức tuân thủ của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, vẫn chưa ý thức được điều này nên việc vi phạm vẫn xảy ra, có những trường hợp thường xuyên vi phạm. Nguyên nhân có thể do cố ý, nhưng trong đó cũng có việc thiếu hiểu biết từ phía doanh nghiệp. Về xử phạt, không phải tất cả trường hợp vi phạm bị phát hiện sẽ bị phạt mà có sự cân nhắc. Thí dụ, có những trường hợp chậm nộp báo cáo sẽ xem xét mức độ vi phạm, có tính hệ thống hay không. Những trường hợp vi phạm lần đầu và chậm nộp báo cáo vài ngày chỉ nhắc nhở, cảnh cáo, nếu sau này vi phạm sẽ phạt tiền. Xét các mức độ, nếu những vi phạm mang tính chất nghiêm trọng và phải xử phạt thì đều có các mức phạt nghiêm khắc để răn đe. Quan điểm của chúng tôi phòng, chống là chủ yếu, chứ không chỉ quan tâm đến việc xử phạt. - Việc công bố thông tin kém minh bạch của doanh nghiệp khiến quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Ông có lời khuyên gì cho nhà đầu tư để phòng và chống? - Doanh nghiệp công bố thông tin có báo cáo tài chính quý I, quý II lãi lớn, sau đó cổ đông nội bộ thực hiện bán ra cổ phiếu trước khi công bố báo cáo tài chính quý III bị lỗ, gây nên những bức xúc của nhà đầu tư. Tuy nhiên, để chứng minh việc doanh nghiệp có cố tình làm sai hay không rất khó. Do vậy, nhà đầu tư nên chú ý tới việc giao dịch của các cổ đông nội bộ như Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong các văn bản pháp lý cũng có quy định ngăn ngừa các hành vi giao dịch nội gián, mà cụ thể là sử dụng thông tin chưa được công bố để giao dịch. Nhưng thực tế để xác định chính xác hành vi này cũng mất một thời gian xem xét, điều tra. Ngoài ra, phải nói là việc tính toán thiệt hại do những vi phạm về công bố thông tin của tổ chức niêm yết hay các cổ đông nội bộ để đền bù cho nhà đầu tư rất khó, vì việc thua lỗ của nhà đầu tư không chỉ vì doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin mà còn nhiều yếu tố khác tác động ...

Tài liệu được xem nhiều: