Thông tin tài liệu:
1. Khi bé mắc lỗi
"Ồ! Sữa trào ra rồi. Lấy 2 miếng giẻ và mẹ sẽ giúp con lau sạch". Dạy con bạn rằng nếu bé có sai sót, dù để lại một đống lộn xộn, cũng không sao cả. "Cho bé thấy bạn không trở nên điên tiết. Mọi thứ đều có thể sửa chữa. Lỗi đánh đổ hay trào cốc sữa không phải là tận thế, và điều không hoàn hảo luôn có thể được chấp nhận", nhà trị liệu học hôn nhân và gia đình Sue Mandel, cho biết. 2. Không ai là hoàn hảo "Không phải...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 điều con bạn cần nghe
10 điều con bạn cần nghe
\1. Khi bé mắc lỗi
Ồ! Sữa trào ra rồi. Lấy 2 miếng giẻ và mẹ sẽ giúp con lau sạch. Dạy con bạn
rằng nếu bé có sai sót, dù để lại một đống lộn xộn, cũng không sao cả. Cho bé
thấy bạn không trở nên điên tiết. Mọi thứ đều có thể sửa chữa. Lỗi đánh đổ hay
trào cốc sữa không phải là tận thế, và điều không hoàn hảo luôn có thể được chấp
nhận, nhà trị liệu học hôn nhân và gia đình Sue Mandel, cho biết.
2. Không ai là hoàn hảo
Không phải tất cả mọi người đều sẽ yêu quý con. Các bé - nhất là bé gái - cần
hiểu rằng chúng đặc biệt thế nào, nhưng sẽ có một số người không thích điều đó,
và điều đó cũng chẳng sao cả. Chúng không phải thay đổi hoặc cố gắng h ơn để lấy
lòng tất cả mọi người. Nếu chúng ta có thể dạy con gái mình hiểu điều này, nó sẽ
giúp con thoát được khỏi nhiều lần đau tim và việc cố phải làm hài lòng người
khác khi lớn lên.
3. Yêu bản thân mình
Hãy đứng lên và đi lại. Chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn nếu duỗi chân tay ra. Chính
là các bà mẹ cần cho trẻ thấy tầm quan trọng của việc vận động và thể dục mỗi
ngày. Trẻ sẽ sớm học được cách vận động cơ thể sao cho có lợi, điều này đặc biệt
quan trọng với các bạn trẻ.
4. Cơ hội lần nữa
Đây là đồ chơi mà mẹ nhặt được khi con đang cáu hôm qua. Con có thể thử lại
hôm nay. Hãy nhớ tuân thủ các yêu cầu của mẹ. Cho trẻ cơ hội làm lại thật tuyệt
vời. Ngay cả nếu trẻ bỏ lơ các quy tắc mà bạn đã đặt ra, vẫn nên cho bé cơ hội để
có thể làm tốt hơn vào sáng hôm sau. Hãy cho trẻ thấy bạn tin trẻ có thể làm tốt
hơn. Điều này tạo ra sự tin cậy.
5. Chịu trách nhiệm
Con biết gì không? Con đã đúng và mẹ đã sai. Hãy sửa lại lỗi của mẹ nào. Đôi
khi bạn cũng thừa nhận lỗi của mình. Điều đó ổn thôi. Với mỗi lỗi như vậy sẽ cho
bạn cơ hội dạy cho bé thấy việc chịu trách nhiệm là thế nào, và làm thế nào để
khắc phục tình hình.
6. Hỏi xem bước tiếp theo là gì
Cảm ơn con đã xin lỗi. Con có thể nói tại sao con xin lỗi được không?. Đôi khi
trẻ nói xin lỗi như một câu vô thức. Trẻ cần suy nghĩ xem tại sao chúng cần xin
lỗi, và hiểu được điều đó trẻ mới có thể làm lành tổn thương gây ra cho người
khác.
7. Có những khoảng thời gian thú vị
Bỏ những việc vặt lại, hãy vui chơi hôm nay đi đã. Đôi khi, hãy quên nhiệm vụ
đi chợ đi, bạn có thể làm việc đó sau mà. Chẳng hạn, khi đón con từ trường tiểu
học về, hãy lượn xe đi dạo vài vòng (ra bãi biển, công viên...), về nhà hoặc tới một
nơi thú vị nào đó, và dành thời gian bên con. Thông điệp của việc này là bạn thích
ở bên con, và luôn có con ở trong suy nghĩ.
8. Tin vào con
Con có muốn trông em vài phút để mẹ đi rửa bát được không? hoặc Mẹ cần có
ai đó chu đáo như con để chăm em và đảm bảo em sẽ không sao. Bằng cách này,
bạn tạo cho đứa con lớn trách nhiệm và niềm tin rằng chúng được mẹ tin cậy, giao
việc.
9. Cho con tình yêu vô điều kiện
Dù con làm gì đi nữa, không gì có thể khiến mẹ ngừng yêu con. Con bạn biết
bạn yêu chúng, nhưng bé cần hiểu rằng tình yêu đó không có điều kiện. Vì thế khi
bé đánh vỡ bóng đèn, và rất sợ phải nói với bạn, hãy nói để bé mở lòng ra. Con
bạn quan trọng hơn những hành động của bé.
10. Khen ngợi con
Chà, con chơi trò ghép hình thật giỏi! Con xếp váy của cô Lọ lem nhanh thế!
Những lời khen nho nhỏ của bạn về kỹ năng ghép hình sẽ giúp con có động lực
cho những việc to lớn, khó khăn hơn.
Đôi khi, bạn chỉ cần lắng nghe con mà không cần nói gì cả. Lắng nghe bé chứng tỏ
sự quan tâm và tôn trọng của bạn. Nó cho thấy bạn đánh giá cao bé và hiểu bé
đang có thời điểm khó khăn