10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 101.89 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc (phải viết rõ ràng tên thuốc, liều lượng, cách dùng, không viết tắt...). Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến... kê đơn thuốc. Kê đơn thuốc không đúng yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Liệu “căn bệnh” này có thuốc chữa không? Có, phương thuốc hiệu quả nhất chính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc 10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc (phải viết rõ ràng tên thuốc, liều lượng, cách dùng, không viết tắt...). Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến... kê đơn thuốc. Kê đơn thuốc không đúng yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Liệu “căn bệnh” này có thuốc chữa không? Có, phương thuốc hiệu quả nhất chính là cái Tâm của người thầy thuốc. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã bị bệnh nặng hơn do thầy thuốc phạm phải những sai sót phổ biến sau: 1. Viết nhầm tên thuốc: Hiện nay, có đến hàng trăm ngàn tên thuốc gốc và biệt dược, trong đó nhiều tên thuốc khi đọc lên nghe na ná nhau, ví dụ Celebrex, Cerebyx. Đã có những sai lầm nghiêm trọng về dùng thuốc do sự cố tên thuốc gần giống nhau, chẳng hạn có tr ường hợp tử vong do bác sĩ cho thuốc Amrinone (gây giãn mạch) mà lẽ ra phải cho Amiodarone (chống loạn nhịp tim). 2. Thiếu hiểu biết: Hầu hết những sai lầm trong kê đơn là do thầy thuốc không chú ý đến chống chỉ định và sự tương tác của thuốc. Ví dụ Celecoxib có tác dụng phụ là gây dị ứng; Nếu sơ ý kê đơn thuốc này cho bệnh nhân mẫn cảm với Sulfonamid thì kết quả sẽ xảy ra dị ứng nghiêm trọng. Nhiều thuốc có chống chỉ định hoặc phải dùng thận trọng ở một số bệnh nhân đang có trạng thái bệnh lý nào đó, như Metformin không nên dùng cho bệnh nhân suy thận; Không dùng thuốc chẹn beta cho bệnh nhân hen... 3. Nhầm lẫn về liều lượng: Cũng là vấn đề rất thường gặp. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, trong số những lỗi về liều lượng thuốc, cho quá liều chiếm 41,8%, cho không đủ liều chiếm 16,5%. Với một số thuốc nh ư Digoxin thì liều lượng cần dựa trên trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng với nhiều thuốc khác như Heparin thì liều lượng phải căn cứ vào trọng lượng cơ thể thực sự. Nếu bệnh nhân bị d ư cân mà cho Digoxin với liều lượng tính theo trọng lượng cơ thể thực sự thì có khả năng quá liều. Dùng kháng sinh Gentamycine cho b ệnh nhân thuộc diện béo phì thì nên điều chỉnh liều lượng theo công thức: (trọng l ượng cơ thể lý tưởng + 0,4 x trọng lượng cơ thể thực sự). Dùng thuốc quá liều lượng có thể đe dọa đến tính mạng, còn dùng không đủ liều thì việc điều trị không kết quả. Nhiều sai lầm khác về liều lượng cũng có thể xảy ra khi lấy liều dùng cho người trưởng thành dùng cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Với những bệnh nhân này cần điều chỉnh liều lượng theo tầm vóc, khả năng chuyển hóa và đào thải của thuốc. 4. Đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng thuốc: Có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ví dụ Digoxin 0,125mg lại viết nhầm là 1,25mg (tăng liều lượng thuốc lên 10 lần); Viết Terbutaline 2,5mg tiêm dưới da thay vì phải kê 0,25mg, sở dĩ ghi nhầm vì Terbutaline còn có dạng viên với hàm lượng 2,5mg. 5. Không nhận định đúng về dạng hàm lượng thuốc: Các dạng hàm lượng của thuốc có tác dụng sinh học và dược động học khác nhau, do đó nếu nhầm lẫn về dạng hàm lượng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng trị liệu khác nhau. Ví dụ Hydralazine là thuốc hạ huyết áp có dạng ống tiêm và viên uống; Khi chuyển từ dạng tiêm tĩnh mạch sang dạng uống, cần nhớ rằng dạng uống chỉ có tác dụng sinh học vào khoảng 30-50% so với dạng tiêm tĩnh mạch, cho nên liều uống cần cao hơn mới thu được tác dụng như liều tiêm. 6. Nhầm lẫn về tần suất dùng thuốc trong ngày: Mặc dù dạng hàm lượng của một số thuốc quy định khoảng cách d ùng thuốc trong ngày, nhưng vẫn có thể có lỗi không thận trọng của thầy thuốc, ví dụ cao dán Clonidine chỉ dùng mỗi tuần một lần, nhưng lại ghi là “mỗi ngày”. Làm như vậy đã thay đổi tính chất dược lý và dược động học của thuốc. Nhiều thuốc cần tôn trọng nghiêm ngặt số lần dùng trong ngày hoặc giờ dùng thuốc, ví dụ Tetracycline 500mg cần uống 4 lần trong ngày, thuốc tránh thai cần uống vào một giờ nhất định... 7. Viết chữ quá khó đọc, quá tháu và không thận trọng khi dùng các chữ viết tắt: Đây là lỗi rất phổ biến. Một nghiên cứu về vấn đề này đã thống kê có đến hơn 50% số đơn thuốc không đọc được tên thuốc, liều lượng và cách dùng. Nhiều thầy thuốc chữ viết đã khó đọc lại viết rất tháu. Tuy viết tắt giúp tiết kiệm thời gian nhưng xem ra “lợi bất cập hại” vì có nguy cơ gây nhầm lẫn. Liều lượng thuốc có khi tính theo đơn vị quốc tế (viết tắt là IU) nhưng vì vội thầy thuốc đã viết chữ U thành chữ O, làm cho liều lượng tăng lên 10 lần; Không được viết tắt microgram là mg vì có thể nhầm với mg. Trình bày đơn thuốc rõ ràng với những lời căn dặn cẩn thận chính là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của bác sĩ đối với người bệnh. 8. Không chú ý đến tương tác thuốc: Muốn tránh sai sót này, cách tốt nhất là thầy thuốc phải luôn nâng cao hiểu biết về thuốc. Không kê quá nhiều thứ thuốc không cần thiết. Nên biết rằng dùng đồng thời từ 2 loại thuốc trở lên hoặc dùng thêm một loại thuốc vào chế độ thuốc đã ổn định đều ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc 10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc (phải viết rõ ràng tên thuốc, liều lượng, cách dùng, không viết tắt...). Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến... kê đơn thuốc. Kê đơn thuốc không đúng yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Liệu “căn bệnh” này có thuốc chữa không? Có, phương thuốc hiệu quả nhất chính là cái Tâm của người thầy thuốc. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã bị bệnh nặng hơn do thầy thuốc phạm phải những sai sót phổ biến sau: 1. Viết nhầm tên thuốc: Hiện nay, có đến hàng trăm ngàn tên thuốc gốc và biệt dược, trong đó nhiều tên thuốc khi đọc lên nghe na ná nhau, ví dụ Celebrex, Cerebyx. Đã có những sai lầm nghiêm trọng về dùng thuốc do sự cố tên thuốc gần giống nhau, chẳng hạn có tr ường hợp tử vong do bác sĩ cho thuốc Amrinone (gây giãn mạch) mà lẽ ra phải cho Amiodarone (chống loạn nhịp tim). 2. Thiếu hiểu biết: Hầu hết những sai lầm trong kê đơn là do thầy thuốc không chú ý đến chống chỉ định và sự tương tác của thuốc. Ví dụ Celecoxib có tác dụng phụ là gây dị ứng; Nếu sơ ý kê đơn thuốc này cho bệnh nhân mẫn cảm với Sulfonamid thì kết quả sẽ xảy ra dị ứng nghiêm trọng. Nhiều thuốc có chống chỉ định hoặc phải dùng thận trọng ở một số bệnh nhân đang có trạng thái bệnh lý nào đó, như Metformin không nên dùng cho bệnh nhân suy thận; Không dùng thuốc chẹn beta cho bệnh nhân hen... 3. Nhầm lẫn về liều lượng: Cũng là vấn đề rất thường gặp. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, trong số những lỗi về liều lượng thuốc, cho quá liều chiếm 41,8%, cho không đủ liều chiếm 16,5%. Với một số thuốc nh ư Digoxin thì liều lượng cần dựa trên trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng với nhiều thuốc khác như Heparin thì liều lượng phải căn cứ vào trọng lượng cơ thể thực sự. Nếu bệnh nhân bị d ư cân mà cho Digoxin với liều lượng tính theo trọng lượng cơ thể thực sự thì có khả năng quá liều. Dùng kháng sinh Gentamycine cho b ệnh nhân thuộc diện béo phì thì nên điều chỉnh liều lượng theo công thức: (trọng l ượng cơ thể lý tưởng + 0,4 x trọng lượng cơ thể thực sự). Dùng thuốc quá liều lượng có thể đe dọa đến tính mạng, còn dùng không đủ liều thì việc điều trị không kết quả. Nhiều sai lầm khác về liều lượng cũng có thể xảy ra khi lấy liều dùng cho người trưởng thành dùng cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Với những bệnh nhân này cần điều chỉnh liều lượng theo tầm vóc, khả năng chuyển hóa và đào thải của thuốc. 4. Đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng thuốc: Có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ví dụ Digoxin 0,125mg lại viết nhầm là 1,25mg (tăng liều lượng thuốc lên 10 lần); Viết Terbutaline 2,5mg tiêm dưới da thay vì phải kê 0,25mg, sở dĩ ghi nhầm vì Terbutaline còn có dạng viên với hàm lượng 2,5mg. 5. Không nhận định đúng về dạng hàm lượng thuốc: Các dạng hàm lượng của thuốc có tác dụng sinh học và dược động học khác nhau, do đó nếu nhầm lẫn về dạng hàm lượng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng trị liệu khác nhau. Ví dụ Hydralazine là thuốc hạ huyết áp có dạng ống tiêm và viên uống; Khi chuyển từ dạng tiêm tĩnh mạch sang dạng uống, cần nhớ rằng dạng uống chỉ có tác dụng sinh học vào khoảng 30-50% so với dạng tiêm tĩnh mạch, cho nên liều uống cần cao hơn mới thu được tác dụng như liều tiêm. 6. Nhầm lẫn về tần suất dùng thuốc trong ngày: Mặc dù dạng hàm lượng của một số thuốc quy định khoảng cách d ùng thuốc trong ngày, nhưng vẫn có thể có lỗi không thận trọng của thầy thuốc, ví dụ cao dán Clonidine chỉ dùng mỗi tuần một lần, nhưng lại ghi là “mỗi ngày”. Làm như vậy đã thay đổi tính chất dược lý và dược động học của thuốc. Nhiều thuốc cần tôn trọng nghiêm ngặt số lần dùng trong ngày hoặc giờ dùng thuốc, ví dụ Tetracycline 500mg cần uống 4 lần trong ngày, thuốc tránh thai cần uống vào một giờ nhất định... 7. Viết chữ quá khó đọc, quá tháu và không thận trọng khi dùng các chữ viết tắt: Đây là lỗi rất phổ biến. Một nghiên cứu về vấn đề này đã thống kê có đến hơn 50% số đơn thuốc không đọc được tên thuốc, liều lượng và cách dùng. Nhiều thầy thuốc chữ viết đã khó đọc lại viết rất tháu. Tuy viết tắt giúp tiết kiệm thời gian nhưng xem ra “lợi bất cập hại” vì có nguy cơ gây nhầm lẫn. Liều lượng thuốc có khi tính theo đơn vị quốc tế (viết tắt là IU) nhưng vì vội thầy thuốc đã viết chữ U thành chữ O, làm cho liều lượng tăng lên 10 lần; Không được viết tắt microgram là mg vì có thể nhầm với mg. Trình bày đơn thuốc rõ ràng với những lời căn dặn cẩn thận chính là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của bác sĩ đối với người bệnh. 8. Không chú ý đến tương tác thuốc: Muốn tránh sai sót này, cách tốt nhất là thầy thuốc phải luôn nâng cao hiểu biết về thuốc. Không kê quá nhiều thứ thuốc không cần thiết. Nên biết rằng dùng đồng thời từ 2 loại thuốc trở lên hoặc dùng thêm một loại thuốc vào chế độ thuốc đã ổn định đều ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu liên quan:
-
38 trang 168 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 153 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 101 0 0 -
40 trang 101 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 67 0 0