10 nhầm lẫn trong phương thức chọn đối tác chiến lược
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 131.05 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xoay quanh việc chọn đối tác chiến lược, có 10 quan niệm sai lạc thường khiến các doanh nghiệp không thể phát triển những cơ hội hợp tác
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 nhầm lẫn trong phương thức chọn đối tác chiến lược 10 nhầm lẫn trong chọn đối tác chiến lược Xoay quanh việc chọn đối tác chiến lược, có 10 quan niệm sai lạc thường khiến các doanh nghiệp không thể phát triển những cơ hội hợp tác Xoay quanh việc chọn đối tác chiến lược, có 10 quan niệm sai lạc thường khiến các doanh nghiệp không thể phát triển những cơ hội hợp tác. 1. Khi một nhà đầu tư tổ chức mua cổ phiếu của một công ty, họ trở thành đối tác chiến lược của công ty đó. Cần phân biệt nhà đầu tư tài chính và nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư tài chính thường chỉ bỏ vốn vào công ty bạn, và trong một số trường hợp, tùy vào tỷ lệ sở hữu, họ có thể cử đại diện vào Hội đồng Quản trị ở công ty nhưng không tham gia sâu hơn vào các hoạt động trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư tài chính cũng quan tâm nhiều hơn, nếu không muốn nói chỉ quan tâm, đến lợi nhuận. Họ thường là những nhà đầu tư với tầm nhìn từ 3-5 năm, và sẵn sàng rút vốn khi đã đạt mức lợi tức đầu tư (ROI - Return on investment) mong đợi. Một trong những dạng nhà đầu tư tài chính phổ biến hiện nay là các quỹ đầu tư tư nhân (private equity funds). Các quỹ này thường cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động và hệ thống báo cáo tài chính của công ty mà họ đã chọn để bỏ vốn đầu tư với mục đích tối đa hóa giá trị công ty khi rút vốn. Do đó, các quỹ đầu tư tư nhân này cũng không phải là một sự thay thế hoàn hảo cho các đối tác chiến lược, những người thực sự trợ giúp công ty phát triển với những tầm nhìn dài hạn hơn. Nhà đầu tư chiến lược, trái lại, khi đã bỏ một lượng vốn nhất định để sở hữu một tỷ lệ đáng kể trong công ty bạn, sẽ cố gắng cải thiện năng lực và vị thế cạnh tranh của công ty. Vì thế, những nhà đầu tư tổ chức sở hữu chưa đến 5% tổng số cổ phần trong một công ty là đối tác chiến lược của công ty đó là không chính xác. Thông thường, nhà đầu tư chiến lược có thể đóng góp thêm cho công ty bạn bằng công nghệ hiện đại, quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng quản lý, tiếp thị, khả năng tiếp cận với những thị trường mới, khách hàng mới... Bằng cách đó, họ mong đợi công ty bạn sẽ có thể đạt được những khoản lợi nhuận vượt trội so với các công ty trong ngành, và họ được chung hưởng với bạn thành quả đó. 2. Công ty của tôi đang hoạt động tốt. Do đó, tôi không cần đối tác chiến lược. Đúng là hiện tại bạn không cần tìm thêm đối tác chiến lược. Nhưng hãy nghĩ lại xem: chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngày mai, một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một công ty quốc tế và bành trướng ngay trong thị trường của bạn? Bạn có tham vọng làm cho công ty của mình hoạt động ở mức độ “tốt hơn cả tốt” nữa không? Nếu bạn lúng túng với câu hỏi thứ nhất và trả lời có với câu hỏi thứ hai, bạn nên xem xét việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một công ty khác, một công ty có thể đóng góp vào công ty bạn không chỉ có vốn, mà còn công nghệ và kỹ năng chuyên môn quý báu khác. 3. Công ty càng có nhiều đối tác chiến lược càng tốt. Có nhiều đối tác chiến lược cùng một lúc đồng nghĩa với việc công ty theo đuổi nhiều chiến lược trong cùng một thời điểm. Việc này làm cho nguồn lực của công ty bị dàn trải quá mỏng, và có thể sẽ dẫn tới không thành công trong việc theo đuổi các chiến lược đó. Ngoài ra, nếu có nhiều đối tác chiến lược, rất có khả năng chiến lược mà các đối tác muốn công ty theo đuổi lại mâu thuẫn nhau. Do đó, số lượng đối tác chiến lược cần được công ty cân nhắc ở một mức độ phù hợp, và “chất lượng” của các đối tác đó cần được chú trọng xem xét nhiều hơn là công ty cần có bao nhiêu đối tác chiến lược. 4. Chỉ khi nào thất bại người ta mới bán doanh nghiệp của mình. Mặc dù đã có những công ty thất bại được công ty khác mua lại, nhưng trong thực tế rất khó bán được những công ty như thế. Trái lại, các công ty có mô hình kinh doanh tốt, đội ngũ quản lý giỏi, lợi nhuận cao luôn được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội để sở hữu một phần. Do đó, nếu bạn có thể bán được công ty của mình với giá tốt, bạn đã thành công trong việc tạo ra một doanh nghiệp hiệu quả! Bạn có thể tự hào về điều đó. 5. Mua bán công ty cũng giống như mua bán các loại hàng hóa khác. Ở một góc độ nhất định, việc mua bán công ty cũng có những điểm tương đồng như việc mua bán các loại sản phẩm khác. Tuy nhiên, mức độ phức tạp trong quy trình thực hiện, lượng thời gian và kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện tốt việc mua bán một công ty lại lớn hơn rất nhiều so với việc mua bán các sản phẩm khác. Điều đó có nghĩa là công việc này không phải ai cung có thể làm tốt được. 6. M&A (sáp nhập và mua lại) là một cách để các công ty nước ngoài “nuốt chửng” các doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp bạn bán toàn bộ doanh nghiệp của mình, thông thường công ty của bạn sẽ biến mất và được sáp nhập vào công ty đi mua lại. Nói cách khác, công ty bạn sẽ bị “nuốt chửng” bởi công ty kia. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bán một phần cô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 nhầm lẫn trong phương thức chọn đối tác chiến lược 10 nhầm lẫn trong chọn đối tác chiến lược Xoay quanh việc chọn đối tác chiến lược, có 10 quan niệm sai lạc thường khiến các doanh nghiệp không thể phát triển những cơ hội hợp tác Xoay quanh việc chọn đối tác chiến lược, có 10 quan niệm sai lạc thường khiến các doanh nghiệp không thể phát triển những cơ hội hợp tác. 1. Khi một nhà đầu tư tổ chức mua cổ phiếu của một công ty, họ trở thành đối tác chiến lược của công ty đó. Cần phân biệt nhà đầu tư tài chính và nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư tài chính thường chỉ bỏ vốn vào công ty bạn, và trong một số trường hợp, tùy vào tỷ lệ sở hữu, họ có thể cử đại diện vào Hội đồng Quản trị ở công ty nhưng không tham gia sâu hơn vào các hoạt động trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư tài chính cũng quan tâm nhiều hơn, nếu không muốn nói chỉ quan tâm, đến lợi nhuận. Họ thường là những nhà đầu tư với tầm nhìn từ 3-5 năm, và sẵn sàng rút vốn khi đã đạt mức lợi tức đầu tư (ROI - Return on investment) mong đợi. Một trong những dạng nhà đầu tư tài chính phổ biến hiện nay là các quỹ đầu tư tư nhân (private equity funds). Các quỹ này thường cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động và hệ thống báo cáo tài chính của công ty mà họ đã chọn để bỏ vốn đầu tư với mục đích tối đa hóa giá trị công ty khi rút vốn. Do đó, các quỹ đầu tư tư nhân này cũng không phải là một sự thay thế hoàn hảo cho các đối tác chiến lược, những người thực sự trợ giúp công ty phát triển với những tầm nhìn dài hạn hơn. Nhà đầu tư chiến lược, trái lại, khi đã bỏ một lượng vốn nhất định để sở hữu một tỷ lệ đáng kể trong công ty bạn, sẽ cố gắng cải thiện năng lực và vị thế cạnh tranh của công ty. Vì thế, những nhà đầu tư tổ chức sở hữu chưa đến 5% tổng số cổ phần trong một công ty là đối tác chiến lược của công ty đó là không chính xác. Thông thường, nhà đầu tư chiến lược có thể đóng góp thêm cho công ty bạn bằng công nghệ hiện đại, quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng quản lý, tiếp thị, khả năng tiếp cận với những thị trường mới, khách hàng mới... Bằng cách đó, họ mong đợi công ty bạn sẽ có thể đạt được những khoản lợi nhuận vượt trội so với các công ty trong ngành, và họ được chung hưởng với bạn thành quả đó. 2. Công ty của tôi đang hoạt động tốt. Do đó, tôi không cần đối tác chiến lược. Đúng là hiện tại bạn không cần tìm thêm đối tác chiến lược. Nhưng hãy nghĩ lại xem: chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngày mai, một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một công ty quốc tế và bành trướng ngay trong thị trường của bạn? Bạn có tham vọng làm cho công ty của mình hoạt động ở mức độ “tốt hơn cả tốt” nữa không? Nếu bạn lúng túng với câu hỏi thứ nhất và trả lời có với câu hỏi thứ hai, bạn nên xem xét việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một công ty khác, một công ty có thể đóng góp vào công ty bạn không chỉ có vốn, mà còn công nghệ và kỹ năng chuyên môn quý báu khác. 3. Công ty càng có nhiều đối tác chiến lược càng tốt. Có nhiều đối tác chiến lược cùng một lúc đồng nghĩa với việc công ty theo đuổi nhiều chiến lược trong cùng một thời điểm. Việc này làm cho nguồn lực của công ty bị dàn trải quá mỏng, và có thể sẽ dẫn tới không thành công trong việc theo đuổi các chiến lược đó. Ngoài ra, nếu có nhiều đối tác chiến lược, rất có khả năng chiến lược mà các đối tác muốn công ty theo đuổi lại mâu thuẫn nhau. Do đó, số lượng đối tác chiến lược cần được công ty cân nhắc ở một mức độ phù hợp, và “chất lượng” của các đối tác đó cần được chú trọng xem xét nhiều hơn là công ty cần có bao nhiêu đối tác chiến lược. 4. Chỉ khi nào thất bại người ta mới bán doanh nghiệp của mình. Mặc dù đã có những công ty thất bại được công ty khác mua lại, nhưng trong thực tế rất khó bán được những công ty như thế. Trái lại, các công ty có mô hình kinh doanh tốt, đội ngũ quản lý giỏi, lợi nhuận cao luôn được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội để sở hữu một phần. Do đó, nếu bạn có thể bán được công ty của mình với giá tốt, bạn đã thành công trong việc tạo ra một doanh nghiệp hiệu quả! Bạn có thể tự hào về điều đó. 5. Mua bán công ty cũng giống như mua bán các loại hàng hóa khác. Ở một góc độ nhất định, việc mua bán công ty cũng có những điểm tương đồng như việc mua bán các loại sản phẩm khác. Tuy nhiên, mức độ phức tạp trong quy trình thực hiện, lượng thời gian và kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện tốt việc mua bán một công ty lại lớn hơn rất nhiều so với việc mua bán các sản phẩm khác. Điều đó có nghĩa là công việc này không phải ai cung có thể làm tốt được. 6. M&A (sáp nhập và mua lại) là một cách để các công ty nước ngoài “nuốt chửng” các doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp bạn bán toàn bộ doanh nghiệp của mình, thông thường công ty của bạn sẽ biến mất và được sáp nhập vào công ty đi mua lại. Nói cách khác, công ty bạn sẽ bị “nuốt chửng” bởi công ty kia. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bán một phần cô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức tài chính kĩ năng chơi chứng khoán kĩ năng đầu tư chứng khoán thị trường chứng khoàn kiến thức cổ phiếuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 959 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 566 12 0 -
2 trang 509 13 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 285 0 0 -
293 trang 283 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 279 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 266 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 230 0 0 -
9 trang 221 0 0
-
Thông tư số 87/2013/TT-BTC 2013
19 trang 220 0 0