10 phim dành cho lãnh đạo
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 678.73 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
10 phim dành cho lãnh đạo
Trở thành lãnh đạo đồng nghĩa với việc phải sử dụng tối đa sức mạnh của bộ não. Và hai nguồn cảm hứng quan trọng cho sức sáng tạo là Sách và Phim ảnh. Xin giới thiệu 10 bộ phim hay dành cho những ai đã, đang và sắp đứng ở vị trí quan trọng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 phim dành cho lãnh đạo 10 phim dành cho lãnh đạo Trở thành lãnh đạo đồng nghĩa với việc phải sử dụng tối đa sức mạnh của bộ não. Và hai nguồn cảm hứng quan trọng cho sức sáng tạo là Sách và Phim ảnh. Xin giới thiệu 10 bộ phim hay dành cho những ai đã, đang và sắp đứng ở vị trí quan trọng này. 1. Bất Khuất Những bộ phim thuộc dạng inspirational (truyền cảm hứng) hoặc motivational (lên tinh thần) thường nói về chính trị hoặc thể thao. Invictus (tựa tiếng Việt: Bất Khuất) của đạo diễn kỳ cựu Clint Eastwood có cả 2 yếu tố đó. Câu chuyện diễn ra vào năm 1990 khi ông Nelson Mandela, nạn nhân của chế độ Apartheid tại Nam Phi được trả tự do. Bốn năm sau, khi Nelson Mandela trở thành tổng thống, Nam Phi vẫn là một đất nước kém phát triển, bị xâu xé bởi sự phân hóa giàu nghèo, bị chia rẽ bởi hận thù dân tộc. Trong những ngày tháng đất nước còn lộn xộn đó, Mandela dành nhiều thời gian cho đội bóng bóng bầu dục Spingrok, một biểu tượng của cộng đồng người da trắng. Lòng vị tha của ông và sức mạnh của thể thao đã phá bỏ mọi rào cản ngôn ngữ, màu da và kéo mọi người đến gần với nhau. Năm 1995, đội bóng bầu dục Nam Phi (chỉ có duy một cầu thủ da đen) đã làm nên lịch sử khi lên ngôi VĐTG sau chiến thắng kịch tính trước cường quốc môn này là New Zealand. Phim có 2 đề cử Oscar năm 2010 gồm Nam chính (Morgan Freeman) và Nam phụ xuất sắc (Matt Damon) 2. Che Guevara – Một Đời Cách Mạng Cái tên Che từ lâu đã không chỉ là anh hùng bất tử trong lòng người Cuba và Mỹ Latin. Ngay ở Mỹ và Phương Tây, Che cũng trở thành một huyền thoại, một trào lưu, một “văn hóa” có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ. Để nói về bộ phim, xin dẫn lời của nam diễn viên gạo cội Sean Penn khi nhận giải Oscar Nam diễn viên xuất sắc nhất (trong phim Milk): “Thật kỳ lạ là không hề có một giải thưởng nào cho Soderbergh (đạo diễn) và Del Toro (vai Che) tại Oscar năm nay. Đó thực sự là bộ phim đầy tính nhân văn!”. Bộ phim Che gồm hai phần, tập trung vào khoảng thời gian ông tham gia kháng chiến tại Cuba và Bolivia. Không có ý định sử dụng cảnh chiến đấu để thu hút khán giả. Những thước phim của đạo diễn Soderbergh đã khắc họa một Che Guevara kiên cường, đầy lý tưởng nhưng cũng rất đời thường và gần gũi với các đồng chí của mình. Tại LHP Cannes 2008, mặc dù chưa hoàn thành phần hậu kỳ nhưng bộ phim vẫn được ưu ái đưa vào danh sách đề cử. Kết quả là Del Toro đã đoạt giải Cành Cọ Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất. 3. Lawrence xứ A-rập Đam mê và niềm tin mãnh liệt là những yếu tố tạo ra sức hút vô hình của những nhà lãnh đạo vĩ đại. Đại tá T. E. Lawrence chính là người như thế. Là một người Anh chính gốc, nhưng Lawrence lại có một niềm đam mê đến mức điên rồ với vùng sa mạc và niềm tin mãnh liệt rằng sứ mệnh của mình là thống nhất các bộ lạc A-rập. Từ một sĩ quan nhỏ bé thuộc quân đội Anh, ông đã tập hợp các bộ lạc và xây dựng một binh đoàn A-rập thiện chiến với những kỳ tích như chiến thắng tại Aqaba và Damascus. Đam mê và niềm tin khiến Lawrence trở thành thủ lĩnh của người A-rập trong chiến trường nhưng ông không phải là một chính trị gia khi chiến tranh kết thúc. Bất lực trước sự tranh giành quyền lực và lợi ích của các thủ lĩnh trong Hội đồng quản lý thành phố Damascus, Lawrence về nước, được phong hàm Đại tá và chết trong một tai nạn xe máy. Bộ phim Lawrence xứ A-rập (tựa gốc: Lawrence of Arabia) dựa vào cuộc đời có nhiều tranh cãi của nhân vật lịch sử có thật T. E. Lawrence tại A-rập thời Thế chiến thứ nhất. Năm 1963, phim đoạt 7 trong số 10 đề cử Oscar, trong đó có: Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất 4. Milk Năm 2008, sự kiện lớn nhất trong năm chính là việc Barack Obama, một người da đen đắc cử tổng thống Mỹ. Thế nhưng, ngược dòng thời gian về những năm 70 của thế kỷ trước, một sự kiện thậm chí còn gây chấn động hơn, đó là một người đồng tính nam tên là Harvey Milk giành được một ghế trong quốc hội Mỹ. Con đường trở thành nghị sĩ của Harvey Milk rất giống với những chính trị gia nổi tiếng khác trong lịch sử. Đó là đứng lên đòi sự công bằng, sự thừa nhận cho cộng đồng của mình. Nhưng con đường của Milk thậm chí còn khó khăn hơn bởi cộng đồng mà ông đại diện là những người đồng tính. Kêu gọi sự ủng hộ của họ đồng nghĩa với việc buộc họ phải công khai giới tính, một điều thậm chí không dễ dàng cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, Milk còn phải thay đổi cách nhìn của người bình thường với cộng đồng của mình, một chuyện chẳng khác nào đội đá vá trời vào thời điểm năm 70. Phim Milk đoạt 2 trong số 8 đề cử Oscar năm 2009, gồm Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất. 5. Những Nhà Hùng Biện Vĩ Đại Hùng biện là công cụ và kỹ năng cực kỳ quan trọng của một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nó vừa là thỏi nam châm thu hút nhân tâm vừa là vũ khí sắc bén đánh bại đối thủ. Đúng với tên gọi, phim Những nhà hùng biện vĩ đại (tựa gốc: The Great Debaters) xứng đáng là cẩm nang hết sức sống động về lĩnh vực này. Bộ phim dựa trên cuộc đời thật của giáo sư - nhà thơ da đen nổi ti ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 phim dành cho lãnh đạo 10 phim dành cho lãnh đạo Trở thành lãnh đạo đồng nghĩa với việc phải sử dụng tối đa sức mạnh của bộ não. Và hai nguồn cảm hứng quan trọng cho sức sáng tạo là Sách và Phim ảnh. Xin giới thiệu 10 bộ phim hay dành cho những ai đã, đang và sắp đứng ở vị trí quan trọng này. 1. Bất Khuất Những bộ phim thuộc dạng inspirational (truyền cảm hứng) hoặc motivational (lên tinh thần) thường nói về chính trị hoặc thể thao. Invictus (tựa tiếng Việt: Bất Khuất) của đạo diễn kỳ cựu Clint Eastwood có cả 2 yếu tố đó. Câu chuyện diễn ra vào năm 1990 khi ông Nelson Mandela, nạn nhân của chế độ Apartheid tại Nam Phi được trả tự do. Bốn năm sau, khi Nelson Mandela trở thành tổng thống, Nam Phi vẫn là một đất nước kém phát triển, bị xâu xé bởi sự phân hóa giàu nghèo, bị chia rẽ bởi hận thù dân tộc. Trong những ngày tháng đất nước còn lộn xộn đó, Mandela dành nhiều thời gian cho đội bóng bóng bầu dục Spingrok, một biểu tượng của cộng đồng người da trắng. Lòng vị tha của ông và sức mạnh của thể thao đã phá bỏ mọi rào cản ngôn ngữ, màu da và kéo mọi người đến gần với nhau. Năm 1995, đội bóng bầu dục Nam Phi (chỉ có duy một cầu thủ da đen) đã làm nên lịch sử khi lên ngôi VĐTG sau chiến thắng kịch tính trước cường quốc môn này là New Zealand. Phim có 2 đề cử Oscar năm 2010 gồm Nam chính (Morgan Freeman) và Nam phụ xuất sắc (Matt Damon) 2. Che Guevara – Một Đời Cách Mạng Cái tên Che từ lâu đã không chỉ là anh hùng bất tử trong lòng người Cuba và Mỹ Latin. Ngay ở Mỹ và Phương Tây, Che cũng trở thành một huyền thoại, một trào lưu, một “văn hóa” có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ. Để nói về bộ phim, xin dẫn lời của nam diễn viên gạo cội Sean Penn khi nhận giải Oscar Nam diễn viên xuất sắc nhất (trong phim Milk): “Thật kỳ lạ là không hề có một giải thưởng nào cho Soderbergh (đạo diễn) và Del Toro (vai Che) tại Oscar năm nay. Đó thực sự là bộ phim đầy tính nhân văn!”. Bộ phim Che gồm hai phần, tập trung vào khoảng thời gian ông tham gia kháng chiến tại Cuba và Bolivia. Không có ý định sử dụng cảnh chiến đấu để thu hút khán giả. Những thước phim của đạo diễn Soderbergh đã khắc họa một Che Guevara kiên cường, đầy lý tưởng nhưng cũng rất đời thường và gần gũi với các đồng chí của mình. Tại LHP Cannes 2008, mặc dù chưa hoàn thành phần hậu kỳ nhưng bộ phim vẫn được ưu ái đưa vào danh sách đề cử. Kết quả là Del Toro đã đoạt giải Cành Cọ Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất. 3. Lawrence xứ A-rập Đam mê và niềm tin mãnh liệt là những yếu tố tạo ra sức hút vô hình của những nhà lãnh đạo vĩ đại. Đại tá T. E. Lawrence chính là người như thế. Là một người Anh chính gốc, nhưng Lawrence lại có một niềm đam mê đến mức điên rồ với vùng sa mạc và niềm tin mãnh liệt rằng sứ mệnh của mình là thống nhất các bộ lạc A-rập. Từ một sĩ quan nhỏ bé thuộc quân đội Anh, ông đã tập hợp các bộ lạc và xây dựng một binh đoàn A-rập thiện chiến với những kỳ tích như chiến thắng tại Aqaba và Damascus. Đam mê và niềm tin khiến Lawrence trở thành thủ lĩnh của người A-rập trong chiến trường nhưng ông không phải là một chính trị gia khi chiến tranh kết thúc. Bất lực trước sự tranh giành quyền lực và lợi ích của các thủ lĩnh trong Hội đồng quản lý thành phố Damascus, Lawrence về nước, được phong hàm Đại tá và chết trong một tai nạn xe máy. Bộ phim Lawrence xứ A-rập (tựa gốc: Lawrence of Arabia) dựa vào cuộc đời có nhiều tranh cãi của nhân vật lịch sử có thật T. E. Lawrence tại A-rập thời Thế chiến thứ nhất. Năm 1963, phim đoạt 7 trong số 10 đề cử Oscar, trong đó có: Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất 4. Milk Năm 2008, sự kiện lớn nhất trong năm chính là việc Barack Obama, một người da đen đắc cử tổng thống Mỹ. Thế nhưng, ngược dòng thời gian về những năm 70 của thế kỷ trước, một sự kiện thậm chí còn gây chấn động hơn, đó là một người đồng tính nam tên là Harvey Milk giành được một ghế trong quốc hội Mỹ. Con đường trở thành nghị sĩ của Harvey Milk rất giống với những chính trị gia nổi tiếng khác trong lịch sử. Đó là đứng lên đòi sự công bằng, sự thừa nhận cho cộng đồng của mình. Nhưng con đường của Milk thậm chí còn khó khăn hơn bởi cộng đồng mà ông đại diện là những người đồng tính. Kêu gọi sự ủng hộ của họ đồng nghĩa với việc buộc họ phải công khai giới tính, một điều thậm chí không dễ dàng cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, Milk còn phải thay đổi cách nhìn của người bình thường với cộng đồng của mình, một chuyện chẳng khác nào đội đá vá trời vào thời điểm năm 70. Phim Milk đoạt 2 trong số 8 đề cử Oscar năm 2009, gồm Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất. 5. Những Nhà Hùng Biện Vĩ Đại Hùng biện là công cụ và kỹ năng cực kỳ quan trọng của một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nó vừa là thỏi nam châm thu hút nhân tâm vừa là vũ khí sắc bén đánh bại đối thủ. Đúng với tên gọi, phim Những nhà hùng biện vĩ đại (tựa gốc: The Great Debaters) xứng đáng là cẩm nang hết sức sống động về lĩnh vực này. Bộ phim dựa trên cuộc đời thật của giáo sư - nhà thơ da đen nổi ti ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phim truyện phim ảnh trở thành lãnh đạo khả năng sáng tạo lãnh đạo doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 288 0 0
-
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 218 0 0 -
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 trang 104 0 0 -
3 trang 48 0 0
-
nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp (biết người, dùng người và thu phục người): phần 2
226 trang 44 0 0 -
10 bước để trở thành nhà lãnh đạo trẻ thành công
7 trang 44 0 0 -
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
22 trang 42 1 0 -
Sếp và nhân viên cùng thoải mái
3 trang 41 0 0 -
Tính cách của nhân viên có khiến bạn đau đầu?
2 trang 40 0 0 -
Chương 3: Quản trị sự chuyển đổi cá nhân
11 trang 37 0 0