Danh mục

Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 104      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp khiến các nhân viên luôn cảm thấy hưng phấn bằng cách khơi dậy trong họ khao khát thành công và trưởng thành. Tuy nhiên, một số công ty lại có phong cách khá tệ. Họ có thể khiến bạn phải bỏ việc trước khi bạn thể hiện được bản thân hay học hỏi được nhiều thứ. Với sức ép (hay sự thích thú) khi tìm việc mới, các cá nhân rất dễ đuổi theo những cơ hội hay chấp nhận những lời mời chào làm việc mà không có cái nhìn đúng đắn xem công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc Ngày nay, nhiều doanh nghiệp khiến các nhân viên luôn cảm thấy hưng phấn bằng cách khơi dậy trong họ khao khát thành công và trưởng thành. Tuy nhiên, một số công ty lại có phong cách khá tệ. Họ có thể khiến bạn phải bỏ việc tr ước khi bạn thể hiện được bản thân hay học hỏi được nhiều thứ. Với sức ép (hay sự thích thú) khi tìm việc mới, các cá nhân rất dễ đuổi theo những cơ hội hay chấp nhận những lời mời chào làm việc mà không có cái nhìn đúng đắn xem công ty đó thực sự hoạt động như thế nào. Việc tìm kiếm công việc thực chất giống với h ành động “điều tra” về văn hoá doanh nghiệp trước khi bạn gật đầu chấp nhận các vị trí. Sean là một ví dụ điển hình cho nhận định trên. Anh ta đã từng theo đuổi chức danh Giám đốc quản trị (Chief Administrative Officer – CAO) tại một công ty trong nhóm Fortune 500, đây là lần đầu tiên công ty đó tuyển vị trí này. Anh có bằng cấp tốt, tự diễn thuyết về bản thân rất thuyết phục và cuối cùng, anh đã có được lá thư mời làm việc. Sean đã phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ sừng sỏ khác và anh rất tự hào khi mình đã “chiến thắng cuộc đua.” Bước tiếp theo đối với Sean là chuyến đi tham quan công ty mới và sau lần đi này, anh sẽ quyết định có chấp nhận lời mời hay không. Sean đã nghiên cứu về tình hình kinh doanh của công ty cũng như một vài tiêu chí khác, do vậy giờ đây, anh chú trọng nhiều hơn đến văn hoá doanh nghiệp cũng như vị trí mới phù hợp với mình như thế nào. Anh nói “Tôi đã hỏi mọi người, ‘Điều gì làm các bạn hưng phấn trong công việc?’, ‘Bạn khâm phục ai?’, ‘Bạn có bạn thân trong công ty không?’, ‘Các nhóm làm việc liên kết với nhau thế nào?’ Anh tập trung vào những thứ khiến các nhân viên thành công cũng như hỏi họ về những thách thức, cơ hội trong công việc. Sean đặt các câu hỏi như thế anh đã thực sự làm việc ở đó và anh đang cùng mọi người bàn luận xem làm thế nào để công việc mới của anh đạt được hiệu quả cao. Mọi nhân viên dường như đều đang “ngộ ra” những điều mới từ chính những câu hỏi của Sean. Nhưng thật ngạc nhiên, Sean đã từ chối lời mời việc. Anh nhận định, vị trí mới – CAO, thực sự không phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Khi tìm hiểu sâu hơn, Sean đã tự hỏi liệu anh ta sẽ được nhìn nhận với vị trí CAO đầu tiên của tổ chức thế nào khi mà mọi nhân viên khác chỉ tập trung vào những con số lợi nhuận. Môi trường làm việc trong công ty bị dẫn dắt chủ yếu bởi những kết quả đầu ra, với rất nhiều những đơn vị kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, đội ngũ nhân sự chỉ xếp vị trí thứ yếu. Bằng chứng chính là sự “lạ lẫm” đối với các câu hỏi anh đặt ra cho các nhân viên về mối quan hệ trong công việc giữa họ. Sean lo lắng rằng vị trí mới này chẳng hề ăn nhập gì với văn hoá doanh nghiệp, rằng anh sẽ không nhận đ ược sự coi trọng của mọi người, rằng đó sẽ không phải một bàn đạp cho sự nghiệp mà anh muốn sau 2 đến 3 năm làm CAO. Nhận định trên tuy chưa chắc đã đúng, nhưng Sean thấy mình cũng chẳng cần mạo hiểm. Một thực tế phổ biến hiện nay l à những người tìm việc thường gia nhập vào các tổ chức mà không có cái nhìn thấu đáo về văn hoá doanh nghiệp, sau đó lại ra đi trong thất vọng. Khi đánh giá công việc, hãy chắc chắn bạn có bỏ thời gian để tìm hiểu yếu tố văn hoá. Xem xét những câu hỏi sau đây để định h ướng cho bản thân. 1. Tôi nên tìm hiểu gì ? Nắm rõ những đích ngắm của doanh nghiệp – không chỉ những việc họ nói mình đang làm mà còn là quy trình ra quyết định dựa trên những mục tiêu ra sao, cũng như điều gì khiến họ cảm thấy tự hào. Hiểu cách doanh nghiệp hoạt động, đơn cử như, xem xét hiệu quả đầu ra được đánh giá quan trọng thế nào, tổ chức hoàn thành mọi thứ ra sao, vai trò đội nhóm, chất lượng con người, cách thức mọi người kết nối với nhau, và các vấn đề liên quan đến đạo đức. Ngoại trừ vấn đề đạo đức, không có một chuẩn mực nào về thứ được đánh giá cao nhất trong văn hoá doanh nghiệp. Những mục đích và điểm đặc trưng của mỗi doanh nghiệp có thể trở nên hấp dẫn hoặc không phù hợp trong mắt từng cá nhân khác nhau. Sau khi hiểu được quy luật vận hành, hãy xem xét liệu nó có phù hợp với mục tiêu cá nhân của bạn hay không. Chỉ khi câu trả lời là có, bạn mới có thể khởi phát sự đam mê nhiệt huyết của mình.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: