Danh mục

Giáo trình Chuyên đề Khai thác thương vụ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 678.58 KB      Lượt xem: 487      Lượt tải: 6    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Chuyên đề Khai thác thương vụ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) gồm những nội dung chính sau: khái niệm chung về vận tải; các bên hữu quan trong ngành vận tải biển; đặc trưng khai thác kỹ thuật của tàu - giấy tờ của tàu và thuyền viên; các hình thức khai thác tàu; tài liệu chuyến đi và các giấy tờ liên quan đến hàng hóa; một số công tác phục vụ tàu và hàng; một số hợp đồng liên quan đến vận tải biển;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chuyên đề Khai thác thương vụ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHUYÊN ĐỀ KHAI THÁC THƯƠNG VỤ NGHỀ ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo quyết định số: 29/QĐ-CĐHH ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II) (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 Chương 1. Khái niệm chung về vận tải 1.1. Định nghĩa, phân loại vận tải 1.1.1. Định nghĩa Vận tải là sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và con người. Vận tải tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Lịch sử phát triển của vận tải gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. 1.1.2. Phân loại - Căn cứ vào phạm vi sử dụng vận tải: vận tải công cộng và vận tải nội bộ nhà máy, Xí nghiệp. - Theo môi trường và điều kiện sản xuất: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và vận tải hàng không. - Căn cứ vào đối tượng chuyên chở: vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách – hàng hóa. - Căn cứ vào khoảng cách hoạt động: vận tải đường gần (trong thành phố, trong vùng nhất định), vận tải đường xa (nội địa, quốc tế). - Căn cứ vào qui trình kỹ thuật chuyên chở: vận tải nguyên chiếc (nguyên toa, nguyên tàu, nguyên ôtô, một máy bay), vận tải hàng lẻ, vận tải hàng hỗn hợp. - Căn cứ vào hành trình vận tải: vận tải trực tiếp, vận tải nhiều chặng, vận tải liên hợp. 1.2. Đặc điểm của sản xuất vận tải - Đặc điểm lớn nhất của hoạt động vận tải là mang tính phục vụ. Đặc điểm này chỉ rõ vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân. - Mang tính thông nhất giữa sản xuất và tiêu thụ. Tiêu thụ và sản xuất gắn chặt với nhau một cách đồng thời. Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ được xét trên 3 mặt: thời gian, không gian và qui mô. - Trong hoạt động vận tải không có sản xuất dự trữ. Đây là do tính thông nhất giữa sản xuất và tiêu thụ. Do đó, trong sản xuất vận tải phải có dự trữ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của vận tải. - Trong vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. - Là hoạt động sản xuất phức tạp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. 1.3. Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân Vận tải đóng vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Mối quan hệ giữa vận tải và các ngành kinh tế khác là rất sâu sắc và muôn hình muôn vẻ, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vận tải là điều kiện cần thiết của tái sản xuất và các mặt hoạt động khác của xã 2 hội. Ngược lại kinh tế phát triển tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phát triển nhanh chóng ngành vận tải. Vận tải hành khách phục vụ trực tiếp lĩnh vực tiêu dùng xã hội, tức là thỏa mãn nhu cầu đi lại, bảo vệ sức khỏe, giáo dục, văn hóa của nhân dân. Vận tải là yếu tố cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Vận tải không tách rời khỏi quá trình sản xuất xã hội. Các nhà máy xí nghiệp là những bộ phận thống nhất của hệ thống kinh tế quốc dân chỉ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh bình thường và thuận lợi trong điều kiện có sự liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất của ngành vận tải. Hệ thống vận tải được ví như hệ thống tuần hoàn trong cơ thể sống. 3 Chương 2. Các bên hữu quan trong ngành vận tải biển 2.1. Khái niệm chung về các bên hữu quan trong ngành vận tải biển 2.1.1. Các bên hữu quan chính a. Người sở hữu tàu (shipowner) Người sở hữu tàu là một người hoặc một pháp nhân có quyền làm chủ, sử dụng và kinh doanh khai thác tàu một cách hợp pháp. Người sở hữu tàu có thể khai thác tàu trực tiếp trên vận đơn của mình (khi đó họ đồng thời là chủ tàu) hoặc trao quyền sử dụng tàu cho một người khác theo hợp đồng thuê tàu (khi đó họ là người cho thuê tàu) hay đem bán, cầm cố, cho, tặng cho người khác. b. Chủ tàu (shipowner) Chủ tàu là người đứng tên của mình thực hiện công tác vận chuyển đường biển bằng tàu của chính mình hoặc bằng tàu của người khác mà mình đã thuê được hoặc được ủy nhiệm đứng tên khai thác. Chủ tàu đóng vai trò là một bên trong tất cả các hợp đồng liên quan đến việc khai thác tàu. c. Người vận chuyển (carrier) Đây là một người thật hoặc một pháp nhân đảm nhiệm việc chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách bằng đường biển để nhận tiền cước vận chuyển trên cơ sở hợp đồng. Phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển được rút ra từ hợp đồng vận chuyển, luật hàng hải và công ước quốc tế. Trong tất cả các hợp đồng vận chuyển một trong hai bên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: