Danh mục

10 sự thật bị che giấu của nhà lãnh đạo

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.32 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi Tony Smith đưa cho tôi bản thảo quyển sách này và đề nghị tôi viết lời giới thiệu, tôi nói với anh ấy rằng mình không thuộc dạng người đọc tiểu tuyết. Sau khi được một trận cười thỏa thuê, tôi đã đọc thật kỹ những gì Tony thể hiện và cảm thấy rất ấn tượng. Các quyển sách về lãnh đạo thường chất đầy lý thuyết và ý tưởng không mấy phù hợp với những người đang thật sự làm công tác lãnh đạo. Người viết về nghệ thuật lãnh đạo thường ngại ngần phải đối mặt với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 sự thật bị che giấu của nhà lãnh đạo 10 sự thật bị che giấu của nhà lãnh đạo Khi Tony Smith đưa cho tôi bản thảo quyển sách này và đề nghị tôi viết lời giới thiệu, tôi nói với anh ấy rằng mình không thuộc dạng người đọc tiểu tuyết. Sau khi được một trận cười thỏa thuê, tôi đã đọc thật kỹ những gì Tony thể hiện và cảm thấy rất ấn tượng. Các quyển sách về lãnh đạo thường chất đầy lý thuyết và ý tưởng không mấy phù hợp với những người đang thật sự làm công tác lãnh đạo. Người viết về nghệ thuật lãnh đạo thường ngại ngần phải đối mặt với sự thật hoặc không mấy hào hứng thừa nhận rằng một ngày làm việc của nhà lãnh đạo cũng đầy lộn xộn: cái tôi, môi trường, quyền lực, và những ý thích đơn thuần. Trong quyển sách này, Tony không hề tránh né những vấn đề như thế. Nghiêm túc mà nói, đây có thể xem là quyển sách đầu tiên về nghệ thuật lãnh đạo không có yếu tố tiểu thuyết mà tôi từng đọc. Tony là một anh chàng đặc biệt trong cuộc đời tôi đã hơn mười sáu năm. Anh là một trong những người đầu tiên tôi gọi điện sau khi nhận chức CEO tại kênh ESPN năm 1990; và tôi đã thuyết phục anh cùng về làm việc với tôi trong nhiều tổ chức khác nữa, kể cả tại NFL. Tôi cho rằng anh là người giỏi nhất trong kinh doanh. Anh không đưa ra những lý thuyết trung dung trong phòng họp, hay cố tình bóp méo hoàn cảnh thực tế để buộc nó trông có vẻ phù hợp với những ý tưởng anh đã nghĩ từ trước. Thay vào đó, anh suy tính rõ ràng mạch lạc, nhìn nhận thực tế bằng trực giác nhạy bén, và cảm nhận được cả khía cạnh tình cảm của công việc. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng lãnh đạo là làm thế nào để quản lý được đội ngũ nhân viên. Tony hiểu rõ cách vận hành của nhóm làm việc.Anh biết rằng đây là những cơ cấu vận hành phức tạp, chưa đầy các yếu tố tế nhị khó nói ra. Anh trình bày sự tương tác nhóm bằng từ ngữ đơn giản, cho tôi thấy cái được và mất, và giúp tôi thiết lập kế hoạch để chiến thắng. Một nhà lãnh đạo còn cần gì hơn ở cánh tay phải của mình ? mọi nhà lãnh đạo đều cần một người như thế. Trong quá trình làm việc, tôi đã học được rất nhiều về nghệ thuật lãnh đạo từ những người thật sự rất giỏi - những nhà lãnh đạo như Dan Burke và Tom Murphy tại Cap Cities và ủy viên Paul Tagliabue tại NFL. Tôi đã chứng kiến nghệ thuật lãnh đạo đạt đến đỉnh cao danh vọng và cả những lúc thất bại thảm hại, và tôi biết Tony nói đúng khi cho rằng nhiều điều người ta gắn với nghệ thuật lãnh đạo thật sự rất khó mang ra thảo luận. Lấy ví dụ về vấn đề cân bằng công việc và cuộc sống. Ai cũng biết một cách chính thống là phải ủng hộ sự cân bằng, nhưng tôi chẳng biết có nhà lãnh đạo thành công nào mà lại không ăn ngủ với công việc. Tôi cho rằng chẳng có mấy nhà lãnh đạo quan tâm đến cân bằng, và sự thật là thế. Một ví dụ khác, mọi nhà lãnh đạo đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm người kế nhiệ m, nhưng tôi đã chứng kiến sự bất an và bản ngã ngăn cản họ ủng hộ một người có đủ năng lực thay thế họ trong tương lai. Một số nhà lãnh đạo cảm thấy bất an đến mức chỉ tập họp quanh mình những người hèn kém hơn họ. Tôi không thể nào ngưỡng mộ những người như thế. Họ có thể là những người rất thu hút và vui tính, nhưng chính bản ngã của họ đã làm hại bản thân và cả tổ chức mà họ đang làm việc nữa. Thực tế, vai trò của bản ngã có thể được xem là điều khó nói nhất về lãnh đạo mà tôi từng trải nghiệm. Khi các con hỏi tôi sống thế nào, tôi nói với chúng rằng cả ngày tôi phải cố gắng quản lý những bản ngã - cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp ngang hàng. Tôi dám cá không ai nói ra điều này trong các trường day kinh tế. Phải thừa nhận rằng bản thân tôi cũng không thể hiện quan điểm này một cách công khai với nhân viên của mình, có chăng chỉ là với một vài người tôi tin cậy. Nhưng đúng công việc của tôi là thế: 98% quản lý bản ngã và 2% tư duy, mà cũng là xoay quanh vấn đề làm thế nào để khiến mọi người đi theo đúng hướng như tôi muốn. Tony hiểu được điều này. Anh hiểu được tầm quan trọng của bản ngã trong công việc và phải vất vả như thế nào mới lèo lái cả nhóm cùng nhau làm việc, tập trung vào những mục tiêu chung, và đạt mục tiêu cuối cùng là chiến thắng. Nếu tôi phải tóm gọn những suy nghĩ Tony thể hiện trong quyển sách này cũng như những gì anh đã chia sẻ với tôi trong nhiều năm qua, đó chính là tầm quan trọng của việc quản lý bản ngã - bản chất thật sự của những trò chơi mà chúng ta là một phần trong đó. Tuy nhiên toou cũng có một điểm tranh luận với quyển sách của Tony. Có một điều người ta ngại nói ra mà anh không đề cập, và đó là may mắn. Ngoài việc quản lý tình thế quyền lực một cách hiệu quả, một nhà lãnh đạo thành công cũng cần đến một chút may mắn nữa. Tôi không nghĩ có ai nhắc đến điều này, nhưng sự thật là bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng khôn tránh khỏi số phận phải đi bơm ga chứ không phải ngồi đây lãnh đạo cả công ty. Đôi khi những kế hoạch tốt nhất của bạn tan nát, thế mà bạn vẫn là người trụ lại được. Chúng ta có thể gọi đó là kỹ năng, hoặc trong trường hợp khác là sự t ...

Tài liệu được xem nhiều: