Danh mục

15. 5: Tamara de Lempicka – Sinh ra để cháy

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 686.69 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tamara de Lempicka (15. 5. 1898 - tên khai sinh Maria Górska) sinh trưởng trong một gia đình giàu có và danh giá, cha là một luật sư người Ba Lan và mẹ là một người giao thiệp rộng trong xã hội thượng lưu. Năm 1912, cha mẹ ly hôn và Maria đến ở với bà dì giàu có Stefa tại St. Petersberg, Nga. Khi mẹ tái giá, nghệ sĩ lúc nào cũng quyết tâm ra đi để có được một cuộc sống riêng..Năm 1913, tức là khi mới mười lăm tuổi, khi đang đi xem hát, Maria trông thấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
15. 5: Tamara de Lempicka – Sinh ra để cháy 15. 5: Tamara de Lempicka – Sinh ra để cháyTamara de Lempicka (15. 5. 1898 - tên khai sinh Maria Górska) sinhtrưởng trong một gia đình giàu có và danh giá, cha là một luật sư ngườiBa Lan và mẹ là một người giao thiệp rộng trong xã hội thượng lưu.Năm 1912, cha mẹ ly hôn và Maria đến ở với bà dì giàu có Stefa tại St.Petersberg, Nga. Khi mẹ tái giá, nghệ sĩ lúc nào cũng quyết tâm ra đi đểcó được một cuộc sống riêng.Năm 1913, tức là khi mới mười lăm tuổi, khi đang đi xem hát, Mariatrông thấy một người đàn ông và quyết tâm phải lấy cho được ông làmchồng. Maria bắt đầu chiến dịch chinh phục thông qua ông chú quennhiều biết lắm của mình và năm 1916, tại St. Petersburg, nghệ sĩ kếthôn với Tadeusz Lempicki (tranh), một tay chơi nổi tiếng lăng nhăng,hành nghề luật sư và nhân vật này bị món hồi môn đáng kể quyến rũ.Năm 1917 trong Cách mạng Nga, Tadeusz bị Bolshevik bắt ngay trongđêm. Maria đi tìm chồng khắp các nhà ngục và sau vài tuần, với sựgiúp đỡ của lãnh sự Thụy Điển, Tadeusz được thả ra. Họ đếnCopenhagen, Đan Mạch rồi Luân đôn, Anh quốc và cuối cùng là Paris,nơi nhiều người trong gia đình Maria cũng đã trốn đến cùng với vô sốnhững kẻ tị nạn thượng lưu của Nga lúc đó.Ở Paris, nhà Lempicka ban đầu sống bằng tiền bán những món trangsức của gia đình. Tadeusz lúc đó không hề muốn và cũng không thể tìmđược việc làm thích hợp, khiến cuộc sống gia đình càng trở nên căngthẳng, và cũng trong thời gian này Maria sinh hạ con gái Kizette deLempicka.Phong cách nghệ thuật độc đáo và mạnh mẽ của Maria phát triển nhanhchóng (chịu ảnh hưởng của thứ mà André Lhote gọi là “xu hướng lậpthể mềm” và cả “lập thể tổng hợp” - synthetic cubism - của MauriceDenis), trở thành biểu trưng của tính chất vừa gợi cảm vừa lạnh củaphong trào Art Deco. Đối với Lempicka, Picasso “là hiện thân cho tínhtươi mới của sự hủy diệt”, nghệ sĩ cũng cho rằng nhiều họa sĩ trườngphái Ấn tượng vẽ rất xấu và dùng màu sắc rất “dơ bẩn”. So với họ, DeLempicka tự thấy bút pháp của mình vừa mới mẻ, “sạch sẽ”, chính xáclại vừa lịch lãm.Chuẩn bị cho buổi triển lãm lớn đầu tiên ở Milan, Ý vào năm 1925,dưới sự bảo trợ của Bá tước Emmanuele Castelbarco, de Lempicka vẽ28 tác phẩm mới trong vòng có 6 tuần. Nghệ sĩ nhanh chóng trở thànhhọa sĩ vẽ chân dung sành điệu nhất của thế hệ đó, đi lại với một loạt tưsản và quý tộc, các nữ công tước thích vẽ, các đại công tước và nhữngngười giao thiệp rộng trong xã hội thượng lưu. Qua những mối quan hệcủa bạn bè, Tamara de Lempicka có thể trưng bày tranh ở những nơisang trọng thượng lưu bật nhất vào thời đó. Nghệ sĩ vừa bị phê phánvừa được ngưỡng mộ với việc xuyên tạc phong cách của bậc thầy JeanAuguste Dominique Ingres, có cả chuyện de Lempicka thể hiện lạitranh của Ingres, chẳng hạn như trong tác phẩm “Group of Four Nudes”(Nhóm bốn người khỏa thân, 1925).Một tác phẩm chân dung thời đó có khi phải mất đến 3 tuần làm việcliên tục, tính luôn cả chuyện phải đối phó với một người mẫu khó chịu;đến năm 1927-8 de Lempicka đã có thể tính giá 50 ngàn quan Pháp chomột bức chân dung (tức tương đương với 2000 đô khi đó, và có lẽ làgấp mười lần con số này nếu tính theo giá ngày nay). Thông qua Bátước Castelbarco, de Lempicka được làm quen với nhà thơ và ngườikhét tiếng sát gái, Gabriele dAnnunzio (ảnh). Họa sĩ đến thăm nhà thơhai lần tại villa Lake Garda để tìm cách vẽ chân dung nhà thơ trong khinhà thơ tìm cách quyến rũ họa sĩ. Sau những nỗ lực tìm kiếm hợp đồngvẽ chân dung không thành, họa sĩ giận dữ ra về, cả hai người đều cảmthấy không thỏa mãn.Năm 1929, họa sĩ vẽ tác phẩm gắn liền với tên tuổi mình, Auto-Portrait(Tamara in the Green Bugatti - Chân dung tự họa, Tamara ngồi xeBugatti màu xanh lục) để làm bìa cho tạp chí thời trang Die Dame củaĐức. Như tạp chí Auto Journal năm 1974 từng nhận định, “chân dungtự họa của Tamara de Lempicka là hình ảnh thực sự của một người đànbà độc lập, làm chủ chính mình. Bàn tay đeo găng, đầu đội mũ da vàkhó gần, một vẻ đẹp lạnh lùng và xáo trộn ánh lên ở con người đáng nểnày - người đàn bà này thực sự tự do!”.Năm 1927, de Lempicka nhận giải thưởng quan trọng đầu tiên - giảinhất tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế ở Bordeaux, Pháp cho tác phẩm“Chân dung Kizette trên ban công”.Ở Paris vào những năm 20 giận dữ, Tamara de Lempicka là một nhânvật quan trọng của lối sống phóng túng: bà quen biết Pablo Picasso,Jean Cocteau và Andre Gide. Chuyện tình dục của bà cũng nổi tiếng, bàlưỡng tính, và những mối tình với cả đàn ông và đàn bà của bà thời đóhết sức giật gân. Bà thường dùng những yếu tố tự sự và chính thốngtrong các tác phẩm chân dung, hay những bức khỏa thân để tạo ranhững hiệu ứng mạnh mẽ về nhục dục và cám dỗ. Trong những năm1920 tên bà cũng gắn liền với những nhân vật đồng tính và lưỡng tínhnữ trong giới văn nghệ sĩ, chẳng hạn như Violet Trefusis, VitaSackville-West và Colette. Bà dan díu với Suzy Solidor (tr ...

Tài liệu được xem nhiều: