15. 7 là ngày mất của Annibale Carracci (3. 11. 1560 – 15. 7. 1609). Nếu truyền thông lá cải ngày nay chộp được cuộc đời của ông, hẳn họ sẽ bỏ đi ngay, bởi không có gì giật gân, ăn chơi mà khai thác. Nhắc đến Annibale Carracci là nhắc đến một người rụt rè, thu mình lại, và dù tài năng lồ lộ ai cũng phải thừa nhận, ông chỉ lo làm sao để không “bị” nổi lên giữa xã hội bao quanh..Sinh ra vào cuối thế kỷ 16, giữa một thời đầy náo loạn, thành phố Bologna...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
15. 7: Annibale Carracci – người khiêm tốn thì luôn thiệt thòi15. 7: Annibale Carracci – người khiêm tốn thì luôn thiệt thòi15. 7 là ngày mất của Annibale Carracci (3. 11. 1560 – 15. 7. 1609).Nếu truyền thông lá cải ngày nay chộp được cuộc đời của ông, hẳn họsẽ bỏ đi ngay, bởi không có gì giật gân, ăn chơi mà khai thác. Nhắc đếnAnnibale Carracci là nhắc đến một người rụt rè, thu mình lại, và dù tàinăng lồ lộ ai cũng phải thừa nhận, ông chỉ lo làm sao để không “bị” nổilên giữa xã hội bao quanh.Sinh ra vào cuối thế kỷ 16, giữa một thời đầy náo loạn, thành phốBologna của Annibale Carracci khi ấy vừa khủng hoảng kinh tế trầmtrọng, vừa rực rỡ phát triển về khoa học và các ngành học hàn lâm.Ngay từ nhỏ, Annibale đã được/bị sống giằng co trong một đời sốngtrộn lẫn giữa một bên là cái đẹp tinh tế, cao sang, một bên là đói nghèo,bệnh tật. (Ảnh: Annibale Carracci – “Chân dung tự họa”)Trong tiểu sử Carracci, có một giai thoại nhỏ nói về tài năng ông. Mộtngày kia, khi còn tí xíu, cậu bé Annibale Carracci theo cha tới Cremonađể bán nông phẩm. Trên đường trở về nhà, một nhóm nông dân kháccướp hết tiền bán hàng của họ. Hai cha con tức tốc đến đồn cảnh sát, vàtrước sự kinh ngạc của mọi người, cậu bé Annibale ngồi vẽ lại một bứcchân dung của đám người kia, rất nhanh, rất chính xác, đến nỗi cảnh sátngay lập tức xác minh được ai là ai và lao đi tóm gọn, trả lại tiền chohai cha con. (Ảnh: Annibale Carracci - “Hai đứa trẻ trêu con mèo”1590).Cha của Annibale Carracci là một thợ may khiêm tốn. Chú của ông làmđồ tể ở lò thịt. Thời ấy, những ngành nghề ấy thuộc hàng thấp kémnhất. Các chị gái của Annibale cũng chỉ lấy được chồng trong giới thợthuyền. Không có tiền, Annibale chỉ học được đến năm 11 tuổi. Nghỉhọc, Annibale Carracci học nghề thợ bạc với người anh họ LudovicoCarracci, khi ấy đã là họa sĩ. Chính Ludovico nhận ra tài năng củathằng em, và đã thuyết phục bố của Annibale cho cậu theo học mỹthuật. (Ảnh: Annibale Carracci - “Cửa hàng thịt”)Ngay từ trẻ, Annibale Carracci đã cho thấy một niềm say mê nghệ thuậtđến điên cuồng và đầy tính lý tưởng. Không thích lối vẽ hoa mỹ, rườmrà ở Bologna thời ấy, muốn được xem những tác phẩm của các bậc thầyPhục Hưng, vào năm 1587, Annibale rủ ông anh ruột là AgostinoCarracci lên đường đi tìm thần tượng nghệ thuật. Đây là chuyến đimang tính quyết định đối với phong cách của Annibale. Hai anh em ởlại Venice, nghiên cứu các bậc thầy như Titian, Giorgione vàTintoretto, về ánh sáng và màu sắc trong tranh họ. (Ảnh: AnnibaleCarracci - “Chàng thanh niên cười” 1583)Tuy gia đình thợ thuyền, nhưng Annibale không phải là nghệ sĩ duynhất. Anh cả Agostino tính ba hoa là một nhà chạm khắc tài năng. Anhhọ Ludovico là một họa sĩ tầm tầm. Nhưng cả ba chàng trai đều cóchung một lý tưởng về nghệ thuật: chống lại cái tối tăm, hào nhoánggiả tạo của trường phái Mannerism (Hoa mỹ, Kiểu cách?), đề cao mộtthứ nghệ thuật lấy cảm hứng trực tiếp bởi tự nhiên, từ thiên nhiên. Vàonăm 1589, cả ba quyết định lập “Academy of the Desirous” (Học việnKhát khao – có nguồn nói là Học viện Tiến bộ), để thực hành và phổbiến lối suy nghĩ mới của họ về nghệ thuật. (Ảnh: “Hercules vàDeianira” – tranh khắc của ông anh ruột Agostino Carracci)Tại Học viện, ba anh em nhà Carracci dạy về giải phẫu học, tỉ lệ, phốicảnh, và cả kiến trúc. Các nghệ sĩ trẻ vùng Bologna lao đến theo học tạihọc viện tân tiến này; nhưng bù lại, trường cũng nhận được lời khinhmiệt và ghét bỏ không kém. Tuy nhiên, những nghệ sĩ thành danh củaBologna lại ca ngợi lòng can đảm của ba nghệ sĩ trẻ đang lên – nhữngngười dám mở một học viện trong khi sự nghiệp của chính mình cònchưa thật vững vàng. (Ảnh: Một bức không rõ tên của AnnibaleCarracci)Đây là thời hoàng kim của anh em nhà Carracci. Họ nhận được nhiềuđơn đặt hàng, và vì quá lý tưởng, không ai trong số họ chịu nhận mìnhlà tác giả của tác phẩm. Có ai khen, họ chỉ bảo, “Đây là anh emCarracci chúng tôi cùng làm”. Nhưng Annibale chính là tác giả chủchốt phía sau “hợp tác xã” ấy, bởi ông không có tham vọng, cũngchẳng ham muốn gì. Nhưng cũng chính những đức tính ấy về sau đãhại ông. (Ảnh: Annibale Carraci – “Đầu người đàn ông”)Cái gì lý tưởng quá cũng không kéo dài. Cả ba anh em chẳng mấy chốcly tán, mỗi người có một đường riêng. Annibale và Agostino đếnRoem, thành công rực rỡ, trong khi Ludovico ít tài hơn ở lại duy trìHọc viện (thường bao giờ cũng thế, hiệu trưởng là người vẽ xấu nhất? -Ảnh: Một bức tranh của ông anh họ Ludovico)Năm 1595, nhờ những đơn đặt hàng cá nhân và nhà nước, AnnibaleCarracci đã có được danh tiếng của một tài năng trẻ mang tiềm năngđặc biệt, lọt vào mắt xanh của Hồng y Giáo chủ Farnese, cũng là mộtnhà ngoại giao, nhà quý tộc, cực giàu có, và là nhà bảo trợ nghệ thuậtnhiều ảnh hưởng. Giáo chủ Farnesse mời Annibale đến làm cho ôngphần bích họa của điện Palazzo Farnese (nay là tòa nhà đại sứ quánPháp tại Ý - ảnh).Hợp đồng giữa hai người là: Annibale Carracci được cấp ...