Danh mục

18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng công ty (Phần Hai)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Danh tiếng chắc chắn là thứ mà công ty nào cũng khao khát và tự hào. Một quảng cáo cho các radio Bose và máy nghe CD tuyên bố: “Danh tiếng của chúng tôi đứng sau các sản phẩm này”, còn quảng cáo của Tập đoàn Thương mại Knight khẳng định rằng họ “tận tụy với khách hàng, có danh tiếng đáng tin cậy”..Nhưng làm thế nào mà thứ tài sản vô hình được gọi là danh tiếng này lại có khả năng tạo ra những lợi ích hữu hình? Bạn hãy xem một số tác dụng khá rõ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng công ty (Phần Hai) 18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng công ty (Phần Hai) Danh tiếng chắc chắn là thứ mà công ty nào cũng khao khát và tự hào. Mộtquảng cáo cho các radio Bose và máy nghe CD tuyên bố: “Danh tiếng của chúngtôi đứng sau các sản phẩm này”, còn quảng cáo của Tập đoàn Thương mại Knightkhẳng định rằng họ “tận tụy với khách hàng, có danh tiếng đáng tin cậy”. Nhưng làm thế nào mà thứ tài sản vô hình được gọi là danh tiếng này lại cókhả năng tạo ra những lợi ích hữu hình? Bạn hãy xem một số tác dụng khá rõ ràng củadanh tiếng. Khách hàng đương nhiên hướng đến những công ty có danh tiếng tốt về chấtlượng sản phẩm và dịch vụ. Họ trở thành những khách hàng trung thành và thậm chísẵn sàng trả giá cao hơn đôi chút để có được sản phẩm từ những nhà sản xuất tiếngtăm. Chính danh tiếng về phần mềm máy tính chất lượng hàng đầu của Công tyMicrosoft đã giúp họ bước vào các hệ thống trò chơi điện tử chống lại các “đại gia”lâu năm trong lĩnh vực này như Sony và Nintendo. NUÔI DƯỠNG MỘT MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA CÓ Ý THỨC VỀ DANHTIẾNG Các công ty hy vọng tối đa hóa giá trị danh tiếng của mình phải làm tất cảđể biến việc quản lý danh tiếng thành một phần cơ bản trong môi trường văn hóadoanh nghiệp và hệ thống giá trị. Cụ thể là họ cần làm cho thông điệp về việc quản lýdanh tiếng được chuyển tải khắp tổ chức và giúp nhân viên hiểu rằng mỗi người đềucó thể ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp thông qua công việc hàng ngày. Danhtiếng phải là yếu tố trung tâm để công chúng nhận diện doanh nghiệp và danh tiếngkhông chỉ đơn thuần là kết quả của các chiến dịch quảng bá ồn ào hay những thủ thuậtPR hấp dẫn. Di sản quý giá nhất mà một công ty được thừa hưởng chính là các nhà lãnhđạo uy tín và quá khứ thành công, bởi đó chính là nền tảng cơ bản để công ty vun đắpnhận thức về danh tiếng trong mỗi nhân viên. Nhận định này đúng với mọi doanhnghiệp, dù đó là General Electric và nhà sáng chế lỗi lạc Thomas Alva Edison hayThomas J. Watson – con, người nối nghiệp cha mình làm rạng danh IBM. Lịch sửđáng tự hào của công ty có thể khích lệ nhân viên giữ gìn danh tiếng doanh nghiệp vàtiếp tục phát huy những truyền thống đó. Một nghiên cứu năm 2002 của HarrisInteractive về danh tiếng doanh nghiệp đã phát hiện ra rằng hầu hết các công ty trongdanh sách mười doanh nghiệp hàng đầu đều có “cái gốc” vững chắc, như GeneralMills và Eastman Kodak với lịch sử hình thành và phát triển kéo dài từ hơn 100 nămtrước. Để việc quản lý danh tiếng thật sự thấm nhuần vào môi trường văn hóadoanh nghiệp, các công ty cần chủ động hơn trong hoạt động này. Mặc dù giám đốcđiều hành là người đặt nền tảng và chịu trách nhiệm sau cùng về danh tiếng công ty,nhưng quản lý danh tiếng là công việc cần thực hiện liên tục suốt 24 giờ trong ngàyvà bảy ngày trong tuần. Vì thế, các công ty phải phân công một số nhà quản lý hoặcgiao phó cho một phòng ban nào đó chịu trách nhiệm chính. Ở FedEx, người đó là BillMargaritis. Trong khi đó tại GlaxoSmithKline, người chịu trách nhiệm giám sát vấnđề danh tiếng là Duncan Burke. Burke – phó chủ tịch phụ trách danh tiếng và hìnhảnh doanh nghiệp – nói: “Tôi đang cố gắng xây dựng danh tiếng một cách hệ thốngtrong nhận thức của mỗi nhân viên, nhắc nhở họ về danh tiếng công ty vào mọi lúc,mọi nơi, bởi chúng ta có xu hướng chỉ tập trung đến danh tiếng khi đã xảy ra rắc rối màquên bẵng nó vào những thời điểm tốt đẹp”. Kế hoạch của ông là hợp tác chặt chẽ vớiphòng quan hệ báo giới của công ty dược này và tăng cường tiếp xúc với nhân viêntoàn công ty. Ông tạo mọi điều kiện để nhân viên được thông báo kịp thời về quanđiểm của công ty, nhờ đó mà mỗi nhân viên đều có thể tự tin trả lời những câu hỏikhó, chẳng hạn như tại sao mức lương của đội ngũ điều hành lại cao như vậy, mục tiêucủa những nghiên cứu Glaxo thực hiện trên động vật, và tại sao công ty lại niêm yếtgiá thuốc ở mức khiến nhiều người khó có khả năng chi trả. Burke nói: “Hiện nay, các công ty dược lớn đang bị xa lánh, thậm chí tẩychay do người tiêu dùng đòi hỏi được sử dụng thuốc với giá phải chăng. Vì thế nhất thiếtphải có một người ở vị trí của tôi để thu thập những gì thế giới nghĩ về Glaxo, cũng nhưphản ánh những gì chúng tôi muốn thế giới nhìn nhận về mình”. Một công ty khác hết lòng chăm lo xây dựng môi trường văn hóa hướng đếndanh tiếng là Alticor – công ty mẹ của doanh nghiệp bán hàng trực tiếp Amway. Công tynày đã phải chịu búa rìu dư luận khi tin tức tiêu cực tràn lan trên báo chí, sau khi Ủy banThương mại Liên bang điều tra về các thủ thuật bán hàng của họ và lôi họ vào cuộctranh cãi liên quan đến thuế nhập khẩu kéo dài hàng năm trời với chính phủ Canada.Tuy vậy, không phải mãi tới năm 1996 Amway mới đặt công tác tăng cường hình ảnhcủa mình lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Song song với việc ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: