20 động tác dưỡng sinh Kinh lạc thao7. Vỗ ba đường kinh âm ở trong tay: Vị trí: mặt trong tay. Tác dụng: tốt với các bệnh về tim mạch, ổn định huyết áp, an thần, ngủ ngon, trừ hen suyễn, bớt ho… Chuẩn bị: người đứng thẳng, lưng thẳng, hai chân thẳng, hơi khép. Tay trái đưa ra phía trước, lòng bàn tay ngửa. Bàn tay phải khum, úp lên huyệt trung phủ (trước ngực, dưới xương đòn). Động tác: cánh tay phải đưa lên khoảng 40cm, dùng lực gập cổ tay vỗ từ huyệt trung phủ đến lòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
20 động tác dưỡng sinh Kinh lạc thao 20 động tác dưỡng sinh Kinh lạc thao7. Vỗ ba đường kinh âm ở trong tay:Vị trí: mặt trong tay.Tác dụng: tốt với các bệnh về tim mạch, ổn định huyết áp, an thần, ngủ ngon, trừ hensuyễn, bớt ho…Chuẩn bị: người đứng thẳng, lưng thẳng, hai chân thẳng, hơi khép. Tay trái đưa ra phíatrước, lòng bàn tay ngửa. Bàn tay phải khum, úp lên huyệt trung phủ (trước ngực, dướixương đòn).Động tác: cánh tay phải đưa lên khoảng 40cm, dùng lực gập cổ tay vỗ từ huyệt trung phủđến lòng bàn tay (vỗ từ ngực ra đến lòng bàn tay). Sau đó tiếp tục vỗ theo chiều ngượclại.Nhịp 1, 2, 3, 4 vỗ từ ngực ra đến cùi chỏ, nhịp 5, 6, 7, 8 vỗ từ cùi trỏ ra đến lòng bàn tayvà ngược tay.Vỗ 4 lần 8 nhịp, sau đó đổi tay (người hướng dẫn hô 1, 2, 3, 4 thì mọi người hô tiếp 5, 6,7, 8), kết hợp nhún chân. Động tác điều hòa hít thở.8. Điều hòa toàn thân:Tác dụng: cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, lưu thông kinh mạch…Động tác:Người đứng thẳng, lưng thẳng, hai chân thẳng, hơi khép. Đưa hai tay thẳng ra trước, úpmặt bàn tay xuống dưới. Hít vào thật sâu, căng bụng.Từ từ ngồi xuống và thở ra, hai bàn tay như đang ấn một chiếc phao xuống nước. Khimông cách gót chân khoảng 29cm thì dừng lại và cũng là lúc thở ra hết khí thì bắt đầu hítvào và đứng lên, hai tay như đang nâng một chậu nước. Khi đứng thẳng về vị trí cũ là lúchít đầy khí trong phổi. Động tác này chúng ta tập liên tục 4 lần 8 nhịp. Lưu ý là phải hítthở đều và rất chậm.Phần mát-xa thư giãnTất cả xếp thành hàng dọc, người sau đặt hai tay lên vai người trước, cách nhau đúng mộtcánh tay, người trước hơi gập người ra trước để người sau vỗ.1. Bóp vai:Vị trí: dọc vai.Tác dụng: làm giãn gân cơ, hệ thần kinh.Cách bóp: dùng cả bàn tay bóp nhẹ vào vùng vai.Bóp 4 lần 8 nhịp, kết hợp nhún chân.2. Vỗ:Vị trí: vỗ vai gáy, hai bên thăn lưng và hai sườn.Tác dụng: làm thư giãn gân cơ, hệ thần kinh.Cách vỗ: dùng hai bàn tay khum, người sau dùng hai tay vỗ từ hai bên cổ gáy xuống vai,xuống hai thăn lưng, xuống hông và hai bên sườn.Vỗ lần lượt 4 lần 8 nhịp, kết hợp nhún chân.3. Chặt sống lưng:Vị trí: dọc sống lưng của mạch đốc và hai bên huyệt hoa đà, giáp tích.Tác dụng: ổn định các đường kinh lạc.Cách chặt: dùng cạnh hai bàn tay chặt nhẹ từ huyệt đại trùy xuống đến vùng thắt lưng.Chặt ở giữa sống lưng sang hai bên cạnh sống (giáp tích).Chặt lần lượt 4 lần 8 nhịp, kết hợp nhún chân.4. Trổ:Vị trí: trổ toàn lưng.Tác dụng: kích hoạt hệ thần kinh.Cách gõ: dùng mười đầu ngón tay của hai bàn, trổ theo kiểu mổ khắp lưng từ trên xuốngdưới, từ dưới lên trên.Gõ lần lượt 4 lần 8 nhịp, kết hợp nhún chân.5. Đấm:Vị trí: vai và toàn lưng.Tác dụng: thư giãn gân cốt.Cách đấm: dùng nắm tay đấm nhẹ từ trên hai vai xuống khắp lưng lần lượt từ trên xuống,từ dưới lên. Đấm lần lượt 4 lần 8 nhịp, kết hợp nhún chân.6. Day:Vị trí: toàn vùng lưngTác dụng: lưu thông khí.Cách đay: dùng lực cườm tay day từ phải sang trái, từ trái sang phải. Day theo đườngxoáy trôn ốc. Day toàn lưng. Day lần lượt 4 lần 8 nhịp, kết hợp nhún chân.Lưu ý: các bài tập Kinh lạc thao cần tập theo tập thể, đông người hoặc ít nhất từ 2 ngườitrở lên để cùng hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. ĐẮC THỤ (thực hiện) Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (giới thiệu