Danh mục

20 năm chính sách HIV/AIDS tại Thái Lan

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.66 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các học giả về chính sách y tế đã coi chính sách HIV/AIDS của Thái Lan trong thập kỷ qua là cuộc cách mạng về chính sách quốc gia và đây cũng được coi là bài học cho các nước đang phát triển khác hiện đang phải đối đầu với đại dịch này. Các chuyên gia Y tế công cộng đã không lấy gì làm ngạc nhiên khi Thái Lan trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên đưa ra công bố về kết quả thay đổi hành vi trên phạm vi toàn quốc và điều này đã làm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
20 năm chính sách HIV/AIDS tại Thái Lan HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp 20 NĂM CHÍNH SÁCH HIV/AIDS TẠI THÁI LAN Các học giả về chính sách y tế đã coi chính sách HIV/AIDS của Thái Lan trong thập kỷ qua là cuộc cách mạng về chính sách quốc gia và đây cũng được coi là bài học cho các nước đang phát triển khác hiện đang phải đối đầu với đại dịch này. Các chuyên gia Y tế công cộng đã không lấy gì làm ngạc nhiên khi Thái Lan trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên đưa ra công bố về kết quả thay đổi hành vi trên phạm vi toàn quốc và điều này đã làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Bởi vì đó là thành quả của gần 20 năm xây dựng, phát triển và thực thi chính sách HIV/AIDS và cũng từ đây những chiến lược nhằm ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS của chính phủ Thái Lan đã được xem là mô hình cho các quốc gia đang phát triển khác. Ngoại trừ Thái Lan, cho đến nay, rất ít các quốc gia đang phát triển trên thế giới có chính sách công được thực thi một cách hiệu quả trong việc phòng chống sự lây lan của HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc. Một chương trình quy mô lớn nhằm kiểm soát lây truyền HIV/AIDS với sự cam kết của chính phủ, sự tham gia của các cộng đồng địa phương và của những người có hành vi nguy cơ cao đã giảm một nửa số lượng khách mua dâm, tăng đáng kể tỷ lệ sử dụng bao cao su, giảm nhanh chóng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và cuối cùng số lượng nhiễm mới HIV giảm xuống một cách đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng bao cao su tại các nhà thổ tăng từ 14% lên trên 90% trong thời gian từ 1988 -1992. Tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nam giới giảm từ trên 200/1000 (năm 1988) xuống chỉ còn dưới 5/1000 (1994) (xem sơ đồ 1). Số lượng nhiễm mới HIV/AIDS giảm từ 140.000 năm 1991 xuống còn 21.000 năm 2003. Nam giới nhiễm BLTQĐTD Sử dụng BCS ở gái mãi dâm (nghìn người) Nam giới nhiễm BLTQĐTD Sử dụng Bao cao su Sơ đồ 1: Tăng sử dụng bao cao su và giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, 1988 -1994. Thành công của Thái Lan là minh chứng cho sự hiệu quả của chính sách phòng chống HIV/AIDS đã triển khai và liên kết được các chương trình phòng chống HIV/AIDS một cách toàn diện trên cơ sở được hỗ trợ về mặt chính trị và tài chính. Tuy nhiên, quay trở lại hai thập kỷ trước, chỉ một số ít người Thái nhận thức được mối đe dọa của HIV đối với sức khỏe của cộng đồng và nền kinh tế quốc gia. AIDS được xem như một tai họa của người ngoại quốc và những 1 HIV/AIDS tại Thái Lan Nghiên cứu trường hợp nhóm người bên lề xã hội Thái, nó đã bị Thủ tướng đương thời, Prem Tinsulanonda, xem nhẹ và ông đã phát biểu rằng “AIDS cũng giống như các bệnh khác”. Các báo cáo về những trường hợp có HIV/AIDS bị ém nhẹm bởi chính quyền lo ngại sẽ ảnh hưởng đến nền công nghiệp du lịch, ngành đang đóng góp một nguồn tài chính đáng kể vào Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội (GDP) của nước này. Vậy làm thế nào để quốc gia này chuyển từ việc chối bỏ tiến tới xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình cấp tiến dẫn đến giảm tỷ lệ mắc mới HIV và các ca bệnh lây truyền qua đường tình dục? Dưới đây là một số câu trả lời có được thông qua một nghiên cứu của Dự án Phòng và Kiểm soát AIDS (AIDSCAP) do Viện nghiên cứu ASEAN (Đại học Mahidol, Thái Lan) thực hiện. Nghiên cứu mô tả các sự kiện và lực lượng (các bên có liên quan) đã thúc đẩy những thay đổi về chính sách HIV/AIDS ở Thái Lan qua 5 đời thủ tướng từ năm 1984 đến năm 1994, giúp các quốc gia đang phát triển có thể học tập thông qua những thành công và thất bại của Thái Lan nhằm thúc đẩy quá trình phát triển chính sách của quốc gia mình. Không giống như những phân tích trước đây về động thái của người Thái đối với phòng chống HIV/AIDS, nghiên cứu của AIDSCAP dựa vào các cuộc phỏng vấn với một số nhân vật đã tham gia vào các cuộc tranh luận về chính sách AIDS. Hai mươi người được phỏng vấn đang làm việc cho chính phủ, các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu cũng đảm bảo rằng danh tính của họ là hoàn toàn bí mật do vậy họ có thể trả lời và bình luận hết sức thẳng thắn. Kết quả của những cuộc phỏng vấn này cùng với việc phân tích kỹ lưỡng các tài liệu của chính phủ và báo chí đã tiết lộ bức tranh chi tiết về làm thế nào các thế lực chính trị và các sự kiện/hoạt động trong công chúng đã hình thành những động thái của Thái Lan đối với HIV/AIDS. Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu đã xác định 3 giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển chính sách từ năm 1985 đến năm 1992, mô tả “yếu tố xúc tác” cho phát triển chính sách ở mỗi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: