20 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
20 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á THÔNG TIN - TƯ LIỆU KHOA HỌC Nguyễn Thị Thanh Vân 20 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nguyễn Thị Thanh Vân * Tóm tắt: Ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN, công bố chính thức với thế giới về sự hình thành một mô hình liên kết ở đẳng cấp mới tại khu vực Đông Nam Á. Cộng đồng ASEAN là sự thể hiện lợi ích, tầm nhìn chung, cũng như ý chí, quyết tâm chính trị của các nước thành viên về nhu cầu liên kết khu vực ở mức độ cao hơn để kịp thời ứng phó, thích ứng các cơ hội, thách thức đặt ra cho khu vực, đưa ASEAN chính thức trở thành cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết sâu rộng về kinh tế, văn hóa, cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội, tạo nền tảng quan trọng để ASEAN tiếp tục củng cố và làm sâu sắc thêm các liên kết, mang lại lợi ích chung tích cực cho tất cả các nước thành viên. Trong đó, Việt Nam với vai trò tích cực của mình đã thể hiện những cố gắng không ngừng, quan trọng suốt hơn 20 năm qua để thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của ASEAN. Vai trò to lớn của Việt Nam được tất cả các nước thành viên và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đó là nhân tố quan trọng đưa ASEAN tới vị trí và cột mốc lịch sử mới, trở thành một trong những mô hình liên kết thành công nhất thế giới hiện nay. Từ khóa: Liên kết; hợp tác; ASEAN; Việt Nam. 1. Mở đầu Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Đến nay, 20 năm sống dưới mái nhà chung ASEAN, Việt Nam đã đem đến cho tổ chức này một sức mạnh mới, một vị thế mới trên trường quốc tế, đồng thời, tham gia hợp tác khu vực cũng mang lại cho Việt Nam những cơ hội thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhìn lại quá trình hội nhập khu vực, bài viết đánh giá kết quả và ý nghĩa của hai thập kỷ hợp tác ASEAN, rút ra những kinh nghiệm và bài học trong tiến trình hợp tác để xây dựng chiến lược hội nhập khu vực một cách hiệu quả trong thời gian tới. 2. Những thành tựu chủ yếu trong hợp tác ASEAN(*) 2.1. Hợp tác đa phương - Về chính trị, an ninh: 20 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn chủ trương đóng góp một cách tích cực, có trách nhiệm nhằm xây dựng một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ vì hòa bình, ổn định và phát triển chung ở khu vực cũng như lợi ích của mỗi quốc gia thành viên. Những dấu ấn quan trọng mà Việt Nam đóng góp cho ASEAN được ghi nhận là hiện thực hóa ý tưởng mở rộng ASEAN (*) Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. ĐT: 0936362028. Email: vanhvct@gmail.com. 99 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99) - 2016 10; tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 6 và thông qua Chương trình hành động Hà Nội (1998) giúp ASEAN vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính khu vực; hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN nhiệm kỳ 2000 2001; đảm nhận thành công Chủ tịch ASEAN năm 2010; cùng các nước thành viên trong Hiệp hội đề ra những định hướng quan trọng giúp đẩy mạnh hành động hướng đến Cộng đồng ASEAN, nâng tầm quan hệ đối ngoại, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Việt Nam cùng với các nước ASEAN khác năng động cải thiện quan hệ, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác cả về song phương và đa phương, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, phấn đấu xây dựng khối đoàn kết ASEAN... Việt Nam cùng các nước ASEAN phát huy tác dụng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác và Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) hai công cụ quan trọng của ASEAN nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực. Đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông - một vấn đề an ninh phức tạp và nhạy cảm, Việt Nam luôn chủ động kiềm chế, bày tỏ rõ lập trường nhất quán cùng với các bên hữu quan giải quyết thông qua đàm phán thương lượng hòa bình, nhanh chóng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) để thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực. Chúng ta đã tham gia tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ quan hệ đối thoại của ASEAN. Đến nay, ASEAN đã hoàn tất khuôn khổ đối tác chiến lược và toàn diện với hầu hết các bên 100 đối thoại. Việt Nam cũng hoàn thành tốt việc điều phối viên trong quan hệ đối thoại với nhiều nước như Nga, Mỹ, Australia, chủ động đề xuất các định hướng và các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa ASEAN với các đối tác này. - Về kinh tế: Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết theo Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT)/Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tích cực tham gia vào các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể khác như tài chính tiền tệ, dịch vụ, công nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải. Kim ngạch thương mại với ASEAN hiện chiếm 1/4 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Các nước ASEAN có gần 1.000 dự án đầu tư đang triển khai, với số vốn trên 13 tỉ USD, chiếm khoảng 20% Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang triển khai ở Việt Nam, điển hình thành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á liên kết hợp tác thế giới Hợp tác cùng phát triển Chính sách kinh tế Chính sách văn hóa Cơ hội và thách thứcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 328 0 0 -
38 trang 254 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 249 1 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
10 trang 114 0 0
-
Bài giảng Luật và chính sách kinh tế - Bài 2: Pháp luật: Khái niệm và vai trò
20 trang 105 0 0 -
2 trang 90 2 0
-
Định hướng chính sách phát triển các thành phần kinh tế Việt Nam: Phần 2
262 trang 69 0 0 -
Kinh tế vĩ mô và những câu chuyện ngắn (Tập 1): Phần 2
59 trang 68 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 50 0 0 -
10 trang 48 0 0
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài
7 trang 46 0 0 -
Tìm hiểu Kinh tế Trung Quốc: Phần 1
87 trang 44 1 0 -
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7
10 trang 38 0 0 -
Quyết định số 1956/2021/QĐ-TTg
2 trang 37 0 0 -
Kinh tế vĩ mô và những câu chuyện ngắn (Tập 1): Phần 1
62 trang 32 0 0 -
Định hướng chính sách phát triển các thành phần kinh tế Việt Nam: Phần 1
180 trang 32 0 0 -
14 trang 31 1 0
-
185 trang 30 0 0
-
Dữ liệu lớn: Những xem xét được đưa ra
6 trang 30 0 0