Danh mục

21 đánh giá của người chăm sóc trẻ về hiệu quả của si rô HoAstex trong điều trị giảm ho ở trẻ em: Một nghiên cứu lượng giá trước sau

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.33 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Si rô Astex hay HoAstex, một trong những thuốc ho ở trẻ em cónguồn gốc thảo dược, đã được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiệu quả của loại thuốc ho này đến mức độ nào vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của HoAstex trong điều trị giảm ho ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
21 đánh giá của người chăm sóc trẻ về hiệu quả của si rô HoAstex trong điều trị giảm ho ở trẻ em: Một nghiên cứu lượng giá trước sauNghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 201221 ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ VỀ HIỆU QUẢCỦA SI RÔ HOASTEX TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢM HO Ở TRẺ EM:MỘT NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ TRƯỚC-SAUNguyễn Thị Kim Thoa*, Lê Nguyễn Thanh Nhàn**, Nguyễn Thị Hồng Cẩm*, Nguyễn Thị Xuân Thu*,Từ Thị Hoàng Phượng*, Nguyễn Thị Thu Hương*, Phạm Thị Bạch Thủy*, Phạm Thị Hải Yến**TÓM TẮTĐặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Si rô Astex hay HoAstex, một trong những thuốc ho ở trẻ em cónguồn gốc thảo dược, đã được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiệuquả của loại thuốc ho này đến mức độ nào vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứunày nhằm đánh giá hiệu quả của HoAstex trong điều trị giảm ho ở trẻ em.Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu lượng giá trước sau được thực hiện trên 100 bệnh nhi từ 2tháng đến 5 tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, nhập viện điều trị tại Khoa Nội Tổng Quát 1, Bệnh việnNhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012. Hiệu quả của HoAstex được đánh giáqua mức độ ho của bệnh nhi ở các thời điểm trước và sau khi sử dụng. Mức độ ho được đo lường bằng thangđiểm VAS và VCD.Kết quả & Bàn luận: Có 100 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình 18,74 ±13,35 tháng, namchiếm 58%, 12% có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện, chẩn đoán lúc nhập viện là viêm hô hấp trên(21%), viêm họng (22%), viêm mũi họng (14%), viêm phế quản (21%), viêm tiểu phế quản (15%), tiêu chảycấp (8%), rối loạn tiêu hóa (12%), nhiễm siêu vi (6%), sốt cao co giật (2%), viêm thanh khí phế quản (1%), dịứng da (1%). Trong đó, có 23 trường hợp có hai trong số những chẩn đoán trên. Điểm VAS và VCD đều giảmmột cách có ý nghĩa thống kê (p14 ngày; (3) Bệnh nhi phảichuyển khoa khác trước khi hoàn tất nghiên cứu;(4) Đang điều trị bệnh tiểu đường(8); (5) Thân nhânbệnh nhi không biết đọc, không biết viết; (6) Thânnhân bệnh nhi không có đủ thời gian hoàn tấtđược phiếu đánh giá ho.Cỡ mẫuDựa vào công thức tính cỡ mẫu cho mộtnghiên cứu lượng giá trước-sau (before-afterstudy)(7). Với ngưỡng ý nghĩa thống kêalpha=0,05, lực của test 80%, hệ số tương quangiữa hai lần đo r =0,5 (để có cỡ mẫu tối đa), chúngtôi tính được cỡ mẫu là 88 đối tượng. Cỡ mẫu nàycó khả năng phát hiện một hệ số ảnh hưởng 30%.Tuy nhiên để trừ hao những trường hợp bỏ cuộcvà thiếu sót dữ liệu (missing data), chúng tôiquyết định thu thập số liệu trên 100 bệnh nhi.Đo lường kết cục (outcome measurement)Hiệu quả giảm ho của thuốc si rô HoAstexđã được đánh giá ở 7 thời điểm: lúc nhập viện trước khi sử dụng si rô HoAstex, 2 giờ, 4 giờ, 6giờ và 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ sau liều thứ hai.Chúng tôi sử dụng thang điểm đánh giá ho cấptính ở trẻ em VAS (Visual Analogue Scale) và144VCD (Verbal Category Descriptive Scale) đểđánh giá mức độ ho(3,6).VAS là thang điểm đánh giá ho do ngườichăm sóc trẻ tự đánh giá. VAS có giá trị nhỏ nhấtlà 0 tương ứng với trẻ không ho, và lớn nhất là 10tương ứng với mức độ ho nặng nhất.0123456789 10Điểm càng cao mức độ ho càng nặngVCD là thang điểm đánh giá mức độ ho ở trẻem được căn cứ vào tần suất xuất hiện cơn ho vàảnh hưởng của nó đến sinh hoạt hằng ngày củabệnh nhi như ăn, bú, ngủ, chơi. Người chăm sóctrẻ sẽ được phát một bảng nhật ký ghi nhận số lầnho và các ảnh hưởng của cơn ho đến sinh hoạtcủa trẻ. Mức độ ho của bệnh nhi được đánh giáqua thang điểm như sau: 0 điểm: không ho; 1điểm: ho 1 đến 2 cơn 2 điểm: ho nhiều hơn 2 cơn;3 điểm: ho thường xuyên nhưng không ảnhhưởng đến sinh hoạt hằng ngày; 4 điểm: hothường xuyên và có ảnh hưởng đến sinh hoạthằng ngày; 5 điểm: Sinh hoạt hằng ngày thườngxuyên bị ảnh hưởng nhiều do ho.Điểm đánh giá ho theo VCD do nghiên cứuviên quyết định dựa vào tần suất ho và ảnhhưởng của nó đến sinh hoạt hằng ngày như đãtrình bày ở trên.Qui trình tiến hành nghiên cứuBệnh nhân nhập khoa Nội Tổng Quát 1 trongthời gian từ tháng ngày 1/12/2011 đến 23/4/2012thỏa các tiêu chí chọn mẫu và chấp thuận thamgia nghiên cứu bằng văn bản đã được đưa vàonghiên cứu. Nghiên cứu viên thu thập thông tinvề dân số học, tình hình bệnh hiện tại, chẩn đoánlúc nhập viện và kết cuộc điều trị. Người chămsóc trẻ được phát bảng tự đánh giá ho bao gồm 1bản VAS và 1 bản nhật ký ho. Người chăm sóc trẻđiền vào mẫu VAS và nộp lại cho điều dưỡngnghiên cứu trước khi nhận spHoAstex. Nhật kýho đã được thu lại 12 giờ sau đó.Chuyên Đề Nhi KhoaY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012Xử lý và trình bày số liệuDo việc xem VAS và VCD là các biến số liêntục (thang khoảng-interval scale) hay biến số thứtự (ordinal scale) hiện giờ vẫn còn nhiều bàn cãi(5)nên trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xử lý sốliệu theo cả hai hướng. Số liệu sẽ được trình bàybằng tỷ lệ phần trăm đối với các biến số định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: