Danh mục

27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - 1

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc 1. Vạch tội quyền thầnVào một ngày tháng 6 năm Gia Tĩnh thứ 14 (1535), quan Ngự sử Phùng Ân đã thu xếp xong hành lý chuẩn bị rời Bắc Kinh đi Trích Tuất, Tô Châu Quảng Đông. Theo nếp cũ chốn quan trường. khi quan lại ở Bắc Kinh bị phát vãng ra ngoài đều lấy vải hoa che mặt rồi lặng lẽ rời khỏi chốn kinh thành, tránh để các quan đồng liêu nhìn thấy....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - 1 27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc 1. Vạch tội quyền thầnVào một ngày tháng 6 năm Gia Tĩnh thứ 14 (1535), quan Ngự sử Phùng Ân đã thuxếp xong hành lý chuẩn bị rời Bắc Kinh đi Trích Tuất, Tô Châu Quảng Đông.Theo nếp cũ chốn quan trường. khi quan lại ở Bắc Kinh bị phát vãng ra ngoài đềulấy vải hoa che mặt rồi lặng lẽ rời khỏi chốn kinh thành, tránh để các quan đồngliêu nhìn thấy.Phùng Ân cũng suy nghĩ không biết có nên làm như vậy không? Lúc này, ở ngoàicửa có tiếng chân bước lạo xạo, tiếng người nói râm ran vọng lại. Mọi người đangđến để tiễn đưa Phùng Ân. Tất nhiên, ngoài dân chúng kinh thành còn có không ítquan lại trong triều. Các quan Hàn lâm viện Châu Thủ Ích, La Hồng Tiên, TrìnhVăn Đức… đưa tặng bức quyển đề bốn chữ lớn Tứ Đức Lưu Phương để biểu thịlòng kính trọng và ngưỡng mộ của mọi người đối với ông.Phùng Ân quan Ngự sử bị trách phạt đày đi tới nơi chân trời góc bể sao lại đượccác quan Hàn lâm viện và dân chúng trong thành ngưỡng mộ như vậy.Phùng Ân (không rõ năm sinh, năm mất) tụ là Tứ Nhân, người Hoa Đình, TùngGiang (nay là huyện Tùng Giang, thành phố Thượng Hải). Nhà ông rất nghèo, chamất sớm chỉ còn mẹ chịu thương chịu khó nuôi ông thành người. Được mẹ dạy dỗPhùng Ân không quản cuộc sống khó khăn, khổ công học tập. Vào đêm trừ tịchcủa một năm, trời lạnh lại đổ mưa to, vậy mà vẫn có từng loạt chớp sáng xé ráchmàn đêm, từng tràng pháo nổ hất tung màn mưa truyền đi niềm hoan lạc của ngàyTết. Nhưng nhà họ Phùng bần hàn, trong đêm giao thừa vẫn không có lấy hạt gạobỏ vào nồi, đến ngay bữa cơm đầu năm mới cũng chẳng có. Để quên đói rét và anủi mẹ già, Phùng Ân, Phùng Tư vẫn mặc chiếc ao vải thô đã cũ rách, che lên ngườimảnh chăn giá lạnh và ngồi trên giường lớn tiếng ngâm nga kinh sử với ý nghĩ đọcsách để cuốn hút toàn bộ tâm chí của mình, đến ngay cả những tràng pháo nổ giữađêm mưa dường như cũng không lọt được vào tai. Đói rét cũng bị tiếng đọc sáchmang đi hết. Hoàn cảnh gian khó đã tôi luyện ý chí của ông làm cho sự nghiệp họchành đạt bước tiến lớn. Năm Gia Tĩnh thứ 5 (1526). Phùng Ân thi đỗ Tiến sĩ đượcthụ chức Hành nhân.Thời nhà Minh, có không ít sĩ tử lấy việc học hành làm dấu hiệu sắp bước vàoquan trường. Sau khi đã làm quan rồi liền bỏ sách không ngó ngàng đến nữa,Phùng Ân quyết không như vậy, ông chớp mọi thời cơ nghiền ngẫm kinh sử,chuyên tâm cầu tiến. Năm Gia Tĩnh thứ 7 (1528) Phùng Ân phụng mệnh đi LưỡngQuảng Uý lạo tân kiến Bá Vương Thụ Nhân, Vương Thụ Nhân tự Bá An, hiệuMinh Dương - ông là người dụng công học tập, dẹp được loạn Ninh Vương, danhtiến vang thiên hạ. Phùng Ân sau khi gặp Vương Thụ Nhân, nhân lúc rỗi rãi bèncùng nhau đàm đạo về con người Phùng Ân đã rất cảm phục trước học vấn vànhân phấm của Vương Thụ Nhân, suy tôn ông là bậc thầy và xá lê nhận làm đệ tử,rồi theo Vương Thụ Nhân, học thánh học. Vương Thụ Nhân cũng tán thưởng trithức, khí tiết của Phùng Ân, ông nói với mọi người: Làm quan to mà đức vẫn lớnthì chính là Phùng Ân đó. Câu nói đó thể hiện sự kỳ vọng sâu sắc gửi cho PhùngÂn của Vương Thụ Nhân, vị quan đầy danh tiếng đương thời.Tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 8 (1529) Phùng Ân được phong làm Giám sát Ngự sửNam Kinh.Là Ngự sử, Phùng Ân đã nhiều lần dâng sớ vạch tội bọn tham quan, quyền quý,nhiều lần tấu biểu phục thiện trừ ác làm được nhiều việc khiến tiếng lành đồn xa.Nam Kinh là kinh đô phụ của nhà Minh, vị thế sau với Bắc Kinh. Triều đình vốnvẫn thường cử trọng thần trấn giữ. Trấn thủ Nam Kinh lúc đó là quan đại thầnNguỵ Công, đã dựa vào quyền thế, và tư lợi cá nhân mà sai khiến nô dịch quân sĩ.Quân sĩ bảo vệ các nơi gần thành Nam Kinh đáp ứng không đủ cho nhu cầu tư túicủa ông ta, ông ta bèn vượt sông Trường Giang tiếp tục sai khiến binh sĩ bảo vệphía bắc sông. Việc làm này can thiệp và làm khó dễ đến công việc huấn luyệnbinh thường và khai khẩn đất hoang của quân sĩ; dẫn đến sự bất mãn oán hận cựcđộ của binh sĩ. Phùng Ân biết được tình hình này liền dâng sớ tố cáo vạch tộiNguỵ Công tư lợi khiến ông ta bị triều đình quở trách, không bao giờ dám vượtsông nô dịch binh sĩ nữa. Nhưng việc làm này của Phùng Ân bị một số quan lạiquyền thế thường hay chèn ép binh sĩ để tư lợi, vô cùng tức giận. Bọn chúng cũngtìm cớ để khiến ông bị phạt mất một tháng lương bổng.Nhưng Phùng Ân vẫn là người trực tính, dám nói thẳng không chịu cúi đầu trướcbọn quyền quý, vẫn lên tiếng vì chính nghĩa, không gì khuất phục nổi. Lúc đóquan chỉ huy quân sĩ bảo vệ thành Nam Kinh là Sử Trương Thân vì tư thù, đãđánh chết người. Nhưng hắn là người thân tín của Đô Ngự sử Uông Hồng vì vậyvẫn ung dung thoải mái ngoài vòng pháp luật, không ai dám tố cáo. Khi biết vịệcnày, Phùng Ân bất chấp đối đầu với sự bao che của Thượng thư Vương Hồng vàđã dũng cảm dâng sớ vạch tội tố cáo. Cuối cùng đã đưa được Chỉ huy sứ TrươngThân ra xử tội. Việc này đã làm phấn chấn lòng người, trái lại làm cho Uông Hồngcăm tứ ...

Tài liệu được xem nhiều: