27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc 2. Hoàng đế trúng kế phản gian, Đại tướng bị giết oanVào cuối Triều Minh, bộ tộc người Nữ Chân do thủ lĩnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích lãnh đạo thống nhất được các bộ tộc và dựng lên chính quyền nhà Hậu Kim, khiến nhà Hậu Kim thế lực ngày càng mạnh, vì thế luôn luôn lấn chiếm bờ cõi nhà Minh làm cho vùng đông bắc biên cương ngày đêm khói lửa, chiến trận liên miên. Một số kẻ sĩ hiểu biết đã khẳng định rằng: nhà Hậu Kim sẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - 227 Án oan trong các triều đại Trung Quốc2. Hoàng đế trúng kế phản gian, Đại t ướng bị giết oanVào cuối Triều Minh, bộ tộc người Nữ Chân do thủ lĩnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích lãnhđạo thống nhất được các bộ tộc và dựng lên chính quyền nhà Hậu Kim, khiến nhàHậu Kim thế lực ngày càng mạnh, vì thế luôn luôn lấn chiếm bờ cõi nhà Minh làmcho vùng đông bắc biên cương ngày đêm khói lửa, chiến trận liên miên. Một số kẻsĩ hiểu biết đã khẳng định rằng: nhà Hậu Kim sẽ chính là đại hoạ sát nách nhàMinh.Năm Vạn Lịch thứ 47 (1619), nhà Minh điều động 8 vạn quân chia làm 4 đườngtiến đánh nhà Hậu Kim. Nỗ Nhĩ Cáp Xích dùng kế tập trung binh lực phá tan từngcánh quân Minh và đã đại thắng quân Minh trong trận Lô Nhi Thuỷ.Năm Thiên Khởi Nguyên niên (1621), nhà Hậu Kim lại cử đại binh chiếm đánhvùng biên cương nhà Minh, công hãm hai thành Thẩm Dương và Liêu Dương là vịtrí trọng yếu về quân sự sát vùng Liễu Đông của nhà Minh, chiếm được hơn 70thành về phía đông (Liêu Hà).Năm Thiên Khởi thứ hai (1622) Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn quân vượt qua Liêu Hà, tấncông vị trí quan trọng ngay quan ải của nhà Minh là thành Quảng Minh (phía bắcLiêu Minh ngày nay). Quân trấn giữ thành Quảng Minh đại bại, tướng giữ thànhVương Hoá Chinh bỏ thành, chạy về quan ải.Nhà Kim lại đánh thắng quân Minh, đặc biệt sự thất bại của nhà Minh ở QuảngNinh đã làm cho cả vùng biên ải nhà Minh hoảng loạn không yên. Vua Minh Giatông Chu Do Hiệu bình thường không để ý đến chuyện triều chính nhưng đến lúcnày cũng phải triệu tập quần thần để bàn kế sách chặn giặc. Trước thế lực nhà Kimquá mạnh. các quan đều bó tay không có kế sách gì. Cũng có người đưa ra kế thoảhiệp, nhượng bộ nhà Kim, dứt bỏ cả vùng rộng lớn phía ngoài, tập trung lực lượngtrấn giữ Sơn Hải quan.Chính vào lúc các quan đại thần đang bàn luận kế sách chặn giặc và để chống lạithói xấu quen nói suông tán rỗng, không nắm và tìm hiểu tình hình thực tế củaquan lại trong triều. quan Phương tư Chủ sự Bộ binh là Viên Sùng Hoán đã lặng lẽphi ngựa ra quan ải. Ông cần phải tự mình tìm hiểu thực tế ngoài quan ải và tìmhiểu tình hình quân Kim để tìm ra kế sách sát thực, có hiệu quả ngăn chặn sự xâmlược của nhà Kim.Viên Sùng Hoán ra quan ải rồi thì các quan bộ Binh mới phát hiện vắng ông, liềnsai người tới nhà tìm. Nhưng người nhà cũng không biết ông đi đâu, mọi người hếtsức kinh ngạc, lo lắng. Sau đó mấy ngày, Viên Sùng Hoán lại xuất hiện ở Kinhthành. Đồng thời rất tự tin, phấn chấn đến gặp nhà vua và tâu: Nếu như cấp chothần đầy đủ lương thực, binh mã, một mình thẩn cũng có thể bảo vệ được vùng đấtLiêu Đông.Giữa lúc nhà Minh thảm bại ở Quảng Ninh, cả triều thần thúc thủ không có kếsách gì được. Vì sao Viên Sùng Hoán lại dám tự trói mình nhẩy vào nước sôi lửabỏng?Viên Sùng Hoán (1554 - 1630). Tự là Nguyên Tố, người Đông Vân, Quảng Đông,năm Vạn Lịch thứ 47 (1619) đỗ Tiến sĩ làm quan huyện Vũ Hoà.Do ảnh hưởng cách sống của các bậc văn sĩ trượng phu thời cuối nhà Minh hayluận bàn việc nhà binh nên ông cũng chuyên tâm đến việc quân sự. Hễ gặp tướngsĩ trở về ông đến hỏi han tình hình chiến sự biên thuỳ. Vì thế ông thông hiểu vànắm chắc chắn tình hình thế sự ngoài biên ải, hơn nữa ông vốn là người khảngkhái đảm lược nên nổi tiếng về việc quân cơ.Tháng Giêng năm Thiên Khởi thứ hai (1622), Viên Sùng Hoán vào kinh triều kiếnvà được quan Ngự sử hầu tin tưởng giới thiệu nên ông được thăng chức Phươngchủ sự ở bộ Binh. Ít lâu sau thì xảy ra việc triều đình đại bại ở Quảng Ninh. Saukhi Viên Sùng Hoán đã khảo sát thăm dò xong tình hình ngoài quan ải, trong lòngđã có kế sách ngăn giặc llên ông chủ động nhận trách nhiệm. Tài năng khí thếkhảng khái hiên ngang của Viên Sùng Hoán đã chấn động cả triều đình. Các quantrong triều đều ca ngợi tài năng quân sự của ông. Vì vậy vua Gia Tông đặc cáchphong ông phụ trách giám sát việc quân ngoài quan ải để chuẩn bị và đôn đốc chỉđạo việc quân. Đồng thời cấp cho Viên Sùng Hoán 20 vạn quan tiền để chiêu mộquân sĩ và bảo vệ thành trì.Lúc này, vùng đất ngoài Sơn Hải quan đều bị tướng nhà Kim là Cáp Thích ThộnChư Bộ chiếm gịữ Viên Sùng Hoán đành đóng quân trong quan ải ít lâu sau quanKinh lược trấn thủ Liêu Đông Vương Tại Tấn thu lại được một số đất ngoài quanải liền lệnh cho Viên Sùng Hoán trấn giữ phía ngoài quan ải, Giám đốc Chu ThựLiêm đóng quân phía trước dùng phục binh hỗ trợ cho quân cánh trái. Tiếp đó lạiđiều Viên Sùng Hoán dẫn quân tiến lên đóng quân cách Sơn Hải quan 70 dặm vàvỗ về dân chúng đang thất lạc ly tán. Sau khi nhận lệnh, Viên Sùng Hoán đưa quânđi, suốt ngày đêm vượt qua muôn trùng núi non hiểm trở băng qua rừng sâu vựcthẳm vắng cả dấu vết hùm beo mà tiến quân. Khi trời vừa rạng sáng. Vương SùngHoán đã tới nơi đóng quân, việc này đã làm cho tướng sĩ đang đóng ở đây vô cùngkhâm phục tài thao lược của ông.Trước nơi đóng quân, Viên Sùng Hoán thấy phía nam Quảng Ninh có Thập TamSơn đang có hơn 10 vạn nạn dân, do sống giữa vùng núi cao bao bọc xung quanhrất khó xuống núi, nên thường bị quân nhà Hậu Kim đến bắt cóc. Lúc đó, Đại họcsĩ Tôn Thừa Tông đi tuần thú biên thuỳ, Viên Sùng Hoán bèn nói với ông ta rằng:Nên điều 5 ngàn quân phòng thủ Ninh Viễn để tăng cường lực lượng bảo vệ ThậpTam Sơn, mặt khác điều tướng sĩ đến cứu hơn 10 vạn nạn dân ở Thập Tam Sơn.Ninh Viễn cách Thập Tam Sơn hơn 200 dặm nếu xuất binh thuận lợi thì có thểchiếm được Miên Châu, nếu bất lợi vẫn có thể lui về giữ Ninh Viễn. Tiến thoáiđều thuận tiện, chúng ta chàng lẽ lại để hơn 10 vạn nạn dân sống chết mà không đểý được sao?. Đại học sĩ Tôn Thừa Tông sau khi bàn bạc với Tổng đốc Liêu ĐôngVương Tướng Khôn đã quyết định cho Vương Tại Tấn dẫn 3 nghìn quân đi cứunhưng Vương Tại Tấn không chịu chấp hành lệnh để mặc quân Kim cướp phá.Cuối cùng hơn 6000 người liều chết tháo chạy ra ngoài, còn lại toàn bộ gồm 10vạn dân của Thập Tam Sơn bị quân nhà Kim cướp phá và bắt đi hết.Ít lâu sau, Tôn Thừa Tông triệu tập các tướng lĩnh bàn việc phòng thủ, ...