Danh mục

3. PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.88 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi chuyển từ chất A thành chất B (không nhất thiết trực tiếp, có thể bỏ qua nhiều giai đoạn trung gian) khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam thường tính theo 1 mol) và dựa vào khối lượng thay đổi ta dễ dàng tính được số mol chất đã tham gia phản ứng hoặc ngược lại
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
3. PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG 3. PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNGNguyên tắc:Khi chuyển từ chất A thành chất B (không nhất thiết trực tiếp, có thể bỏ qua nhiềugiai đoạn trung gian) khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam thường tính theo 1 mol) và dựa vàokhối lượng thay đổi ta dễ dàng tính được số mol chất đã tham gia phản ứng hoặc ngược lạiI. BÀI TẬP TỰ LUẬNCâu 1: Nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượnggiảm 27 gam.a) Tính khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân huỷ.b) Tính thể tích các khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và muốicacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.Dẫn toàn bộ lượng khí B đi qua dung dich Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Hỏi đem cô cạn dungdich A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.Câu 3: Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại A, B thuộc phân nhóm chính nhóm IIbằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch D.a) Tính tổng số gam của 2 muối có trong dung dich D.b) Xác định 2 kim loại A và B, biết chúng thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng HTTH.c) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.d) Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính khốilượng muối thu được?Câu 4: Nhúng một thanh Al nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấythanh nhôm ra, cân nặng 51,38 gam. Tính khối lượng Cu thoát ra và nồng độ các chất trong dung dịch Trang 1sau phản ứng, giả sử tất cả Cu thoát ra bám vào thanh Al và thể tích dung dịch thay đổi không đángkể.Câu 6: Hỗn hợp NaI và NaBr hoà tan vào nước được dung dịch A, cho thêm Brom vừa đủ vào dungdịch A được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là a gam. Hoà tanX vào nước được dung dịch B, sục khí clo vừa đủ vào dung dịch B, thu được muối Y có khối lượngnhỏ hơn khối lượng của muối X là a gam. Hãy tính % về khối lượng của các chất trong hỗn hợp muốiban đầu (Coi Cl2, Br2, I2 không phản ứng với nước).Câu 7: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấyvật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 1,7%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.Câu 8: Một hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3. Nếu cho lượng khí CO dư đi qua a gam hỗn hợp A đunnóng tới phản ứng hoàn toàn thì thu được 11,2 gam Fe. Nếu ngâm a gam hỗn hợp A trong dung dịchCuSO4 dư, phản ứng xong người ta thu được chất rắn có khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Xác định a.Câu 9: Hoà tan 5,37 gam hỗn hợp gồm 0,02 mol AlCl3 và một muối halogenua của kim loại M hoá trị2 vào nước, thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3,thu được 14,35 gam kết tủa. Lọc lấy dung dịch cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủaB, nung B đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Mặt khác, nhúng một thanh kim loạiD hoá trị 2 vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh kim loại D tăng0,16 gam ( Giả thiết toàn bộ kim loại M thoát ra bám vào thanh kim loại D).a). Xác định công thức của muối halogenua của kim loại M.b). D là kim loại gì?c). Tính nồng độ mol của AgNO3.Câu 10: Nhúng một thanh sắt có khối lượng 11,2 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5 M. Sau mộtthời gian lấy thanh kim loại ra, cô cạn dung dịch thu được 15,52 gam chất rắn khan. Trang 2a). Tính khối lượng của từng chất có trong 15,52 gam hỗn hợp chất rắn thu được.b). Tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng. Hoà tan hoàn toàn thanh kim loại này trong dungdịch axit HNO3 đặc nómg dư, thu được khí duy nhất là NO2 có thể tích V lít ở 27,3oC và 0,55 atm.Tính V.Câu 11: Một loại muối halogenua có công thức MX2. Lấy 8,1 gam muối đó hoà tan vào nước rồi chiavào 3 cốc với thể tích bằng nhau:• Cho dung dịch AgNO3 dư vào cốc số 1 thì kết tủa khô thu được là 5,74 gam.• Cho dung dịch NaOH dư vào cốc số 2, kết tủa sau khi rửa sạch và làm khô, nung đến khối lượngkhông đổi được chất rắn có khối lượng là 1,6 gam.• Nhúng thanh kim loại B hoá trị 2 vào cốc số 3, sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại nặng thêm0,16 gam. Xác định CTPT của MX2 và kim loại B đã dùng.Câu 12: Một tấm nhỏ platin bên ngoài được phủ bằng một lớp kim loại M có hóa trị 2. Nếu ngâm tấmkim loại này trong dung dịch Cu(NO3)2 dư cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy khối lượng củatấm kim loại tăng thêm 0,8g. Nếu ngâm tấm kim loại ban đầu trong dung dịch Hg(NO3)2 dư cho đếnkhi phản ứng kết thúc, nhận thấy khối lượng của tấm kim loại tăng thêm 3,54g. Biết rằng tất cả kimloại sinh ra đều bám trên tấm platin (Hg=201). Xác định tên và kh ...

Tài liệu được xem nhiều: