Danh mục

3 trường phái quản trị điển hình

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 31.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rất nhiều trường phái quản trị khác nhau được đề cập tới trong các sách quản trị. Tuy nhiên có ba trường phái chính có thể kể đến đó là: Trường phái chỉ đạo (Directing Style), Trường phái thảo luận (Discussing Style) và Trường phái ủy thác (Delegating Style). Ba trường phái này được gọi tắt là các trường phái 3 – Ds.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
3 trường phái quản trị điển hình3 trường phái quản trị điển hìnhRất nhiều trường phái quản trị khác nhau được đề cập tới trong các sách quảntrị. Tuy nhiên có ba trường phái chính có thể kể đến đó là: Trường phái chỉ đạo(Directing Style), Trường phái thảo luận (Discussing Style) và Trường phái ủythác (Delegating Style). Ba trường phái này được gọi tắt là các trường phái 3 –Ds.Trường phái chỉ đạo (Directing Style)Nhà quản lý chỉ cho nhân viên cần phải làm những gì, làm như thế nào và khinào phải hoàn thành công việc cũng như phân công vai trò, trách nhiệm, định racác tiêu chuẩn và đưa ra những dự tính của mình.• Quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên – Nhà quản lý nói, nhân viên nghe vàlàm theo. Nhà quản lý sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết để nhân viên hiểu rõnhững gì cần phải làm.• Thiết lập mục tiêu – Nhà quản lý thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và thời hạncần thiết để hoàn thành các mục tiêu đó.• Ra quyết định – Nhà quản lý là người đưa ra hầu hết, nếu không muốn nói làtất cả các quyết định. Khi có một sự cố phát sinh, nhà quản lý sẽ đánh giá cáckhả năng, ra quyết định và chỉ đạo nhân viên cần phải làm những gì.• Kiểm soát quá trình thực hiện và đưa ra ý kiến phản hồi – Nhà quản lý thiết lậpcác tiêu chuẩn kiểm tra cụ thể để kiểm soát hoạt động của tổ chức, đồng thờithường xuyên đưa ra những phản hồi dưới dạng những hướng dẫn cụ thể nhằmtăng hiệu quả công việc và đạt được kết quả tốt hơn.• Thưởng phạt và ghi nhận kết quả - Một nhà quản lý theo trường phái chỉ đạochỉ cảm thấy hài lòng khi các nhân viên của mình thực hiện đúng theo những gìđã được đề ra.Trường phái chỉ đạo chính là sự ra lệnh từ trên xuống và mệnh lệnh này mô tảnhững gì cần phải làm và làm thế nào để thực hiện được công việc đó.Trường phái chỉ đạo chỉ phù hợp khi nhân viên có kinh nghiệm giới hạn và thiếumột số kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo trườngphái này sẽ đưa ra cấu trúc, các bước thực hiện và kiểm tra cần thiết nhằm bảođảm công việc được hoàn thành.Trường phái thảo luận (Discussing Style)Theo trường phái này, quyết định về những vấn đề liên quan đến hoạt động củatổ chức sẽ được đưa ra thảo luận. Mọi người sẽ đưa ra ý kiến riêng, hỏi, lắngnghe và đưa ra các phản hồi. Nhà quản lý thường đóng vai trò của người điềuphối, bảo đảm cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi người đều có cơ hộiđóng góp ý kiến của mình.• Quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên - Là mối quan hệ hai chiều. Ai cũng cócơ hội đưa ra ý kiến của riêng mình. Nhà quản lý dành thời gian đưa ra câu hỏivà lắng nghe ý kiến bằng thời gian nói và đưa ra ý kiến cá nhân.• Thiết lập mục tiêu - Mục tiêu được thiết lập sau khi thảo luận.• Ra quyết định – Các quyết định được đưa ra dựa trên tinh thần hợp tác. Cảnhà quản lý và nhân viên đều đóng một vai trò tích cực trong việc xác định bảnchất của vấn đề, đánh giá các lựa chọn và ra quyết định.• Kiểm soát quá trình thực hiện và đưa ra ý kiến phản hồi – Nhà quản lý và nhânviên cùng thảo luận cần phải làm những gì và cùng kiểm soát các hoạt động.• Thưởng phạt và ghi nhận kết quả - Nhà quản lý đánh giá cao vai trò của nhânviên khi họ đóng góp những ý kiến có giá trị cho buổi thảo luận và cởi mở vớinhững ý tưởng mới.Trường phái thảo luận có hiệu quả khi nhân viên có ý tưởng và đủ tự tin để đưara ý kiến của mình. Được đóng góp ý kiến để xác định cần làm những gì và làmnhư thế nào sẽ tăng lòng nhiệt huyết hoàn thành tốt công việc của nhân viên.Hiệu quả cao nhất sẽ đạt được khi cả hai bên cùng cởi mở và đưa ra nhữngđiều chỉnh cần thiết.Trường phái uỷ thác (Delegating Style)Theo trường phái này nhà quản lý theo chỉ nêu ra công việc cần hoàn thành vàcần hoàn thành khi nào. Việc làm như thế nào tuỳ thuộc vào nhân viên.• Quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên - Mối quan hệ có thể là một chiềutrong phạm vi đưa ra những công việc cần hoàn thành.• Thiết lập mục tiêu – Các mục tiêu cụ thể có thể được thiết lập bởi nhà quản lýhoặc được rút ra sau khi nhà quản lý và nhân viên thảo luận với nhau.• Ra quyết định –Các quyết định liên quan đến việc hoàn thành công việc nhưthế nào là do nhân viên tự quyết. Nhân viên có quyền thực hiện những hoạtđộng phù hợp nhằm đạt được kết quả mong muốn.• Kiểm soát quá trình thực hiện và đưa ra ý kiến phản hồi: Nhà quản lý quyếtđịnh việc kiểm soát ở mức độ nào là cần thiết. Độ chặt của quá trình kiểm soátphụ thuộc vào mức độ ưu tiên của công việc và người thực hiện công việc đó.Nhân viên có trách nhiệm đưa ra các ý kiến phản hồi đồng thời báo cáo lại chonhà quản lý diễn biến công việc, đặc biệt khi kế hoạch đề ra vượt ra ngoài khảnăng kiểm soát.• Thưởng phạt và ghi nhận kết quả - Nhà quản lý biểu dương thành tích và khenthưởng những người thể hiện được năng lực làm việc độc lập, biết đưa ranhững quyết định hợp lý và hoàn thành tốt công việc.Trường phái uỷ thác phù hợp trong trường hợp người được giao việc có kiếnthức, kỹ năng và động lực để hoàn thành công việ ...

Tài liệu được xem nhiều: