Danh mục

39 sử dụng ruột thừa làm van chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng ruột thừa làm van chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát. Nghiên cứu tiến hành trên tất cả bệnh nhân đã được phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát bao gồm cả mở rộng bàng quang và thay thế (túi chứa) bằng ruột tại 2 khoa niệu A và B bệnh viện Bình Dân từ năm 2007‐2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
39 sử dụng ruột thừa làm van chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học 39 SỬ DỤNG RUỘT THỪA LÀM VAN CHUYỂN LƯU NƯỚC TIỂU RA DA  CÓ KIỂM SOÁT  Đào Quang Oánh*, Nguyễn Văn Ân**, Đỗ Văn Công*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Nhiều bệnh lý trên bàng quang đưa đến chỉ định thực hiện phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu  ra da có kiểm soát. Việc lựa chọn vật liệu tạo van và phương pháp phẫu thuật sao cho vừa đạt kết quả tối ưu về  chức năng kiểm soát nước tiểu, bền vững, lại có tính thẩm mỹ. Ruột thừa khá phù hợp. Chúng tôi sử dụng ruột  thừa trong tạo van với một vài cải biên để đạt được những yêu cầu trên.  Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng ruột thừa làm van chuyển lưu nước tiểu ra da có  kiểm soát.  Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhân đã  được phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát bao gồm cả mở rộng bàng quang và thay thế (túi chứa)  bằng ruột tại 2 khoa Niệu A và B bệnh viện Bình Dân từ năm 2007‐2013, với thời gian theo dõi tối thiêu 3 tháng  được đưa vào nghiên cứu.  Kết quả: Tổng cộng có 25 bệnh nhân gồm 7 trường hợp (TH) bướu bàng quang và 18 TH bàng quang hỗn  loạn thần kinh (9 TH giảm trương lực và 9 TH tăng trương lực). Tuổi trung bình là 56,2 tuổi (19 – 87). Tỷ lệ  nam/nữ = 1,5. Thời gian theo dõi: 34,6 tháng (3‐72). Bàng quang mới có dung tích trung bình: 472ml (400‐550  ml) và áp suất ở dung tích tối đa P (Vmax) ≤ 30 cm nước. Chức năng van ruột thừa với 3 tiêu chuẩn: thời gian  giữa 2 lần thông, khả năng kiểm soát nước tiểu, mức độ dễ dàng khi thao tác là 80 – 92% tốt.  Kết luận: Ruột thừa là vật liệu sẵn sàng, hữu dụng để làm van chuyển lưu trong phẫu thuật chuyển lưu ra  da có kiểm soát với kết quả tốt và bền vững theo thời gian.  Từ khóa: ruột thừa, van chuyển lưu ra da có kiểm soát  ABSTRACT  USING APPENDIX FOR CONTINENT CUTANEOUS URINARY DIVERSION  Đao Quang Oanh, Nguyen Van An, Do Van Cong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 277 ‐ 286  Introduction:  Many bladder  pathologies  lead  to  require  continent  cutaneous  diversions.  How  to  create  a  valve  with  optimum  results  for  continency,  sustainability  and  aesthetic  appearance,  is  still  a  question.  The  appendix  is  quite  suitable.  We  report  the  use  of  appendix,  applying  Mitrofanoff’s  principle  with  some  modifications to create a continent valve in order to achieve the above requirements.  ‐ Objectives: To assess the effectiveness of using appendix to create continent cutaneous continent valve.  Patients  –  Methods:  Descriptive,  serial  clinical  cases  study.  All  cases  of  continent  cutaneous  urinary  diversions, including augmentation and replacement bladders (pouches) realized at Urology Departments A and  B, Binh Dan Hospital during the years 2007‐2013, with a minimum follow‐up of 3 months, were included in this   Khoa Niệu B, BV Bình Dân  * ** Khoa Niệu A, BV Bình Dân  Tác giả liên lạc: TS.Đào Quang OánhĐT: 0955012301 Email: daoquangoanh53@yahoo.com  Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   277 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 study.  Results: Totally 25 patients, including 7 bladder tumors and 18 neurogenic bladders (9 hypotonic and 9  hypertonic). Mean age = 56.2 years (19‐87). Ratio male/female = 1.5. Follow‐up time: 34.6 months (3‐72). New  bladder mean capacity = 472ml (400‐550 ml) and Pressure at maximum capacity (PVmax) ≤ 30 cm of water.  Functional  evaluation  of  the  appendix‐valve  based  on  3  criteria:  time  between  2  consecutive  catheterizations,  degree of continency, and capability of self catheterization, has 80‐92% of good results.  Conclusions:  Appendix is available, useful to create continent cutaneous valve with good and sustainable  results over time.  Keywords: Appendix, Continent cutaneous diversion.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Khi  chức  năng  của  đường  tiết  niệu  dưới  bị  tổn  thương  trầm  trọng  thì  vấn  đề  chuyển  lưu  nước tiểu được đặt ra. Chuyển lưu nước tiểu có  kiểm  soát  đem  lại  chất  lượng  sống  và  bảo  vệ  đường  tiết  niệu  trên  tốt  hơn  chuyển  lưu  nước  tiểu  không  kiểm  soát.  Chọn  lựa  phương  thức  chuyển lưu tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân,  bệnh  lý  nền  (nguyên  nhân  gây  tổn  thương  cho  đường  tiết  niệu  dưới)  cùng  tình  trạng  của  niệu  đạo và cơ thắt vân. Lý tưởng là bàng quang thay  thế  nối  với  niệu  đạo.  Tuy  nhiên,  trong  nhiều  trường  hợp,  buộc  phải  chọn  lựa  chuyển  lưu  ra  da qua một van có kiểm soát.  Kỹ thuật tự thông tiểu sạch cách quãng được  tác  giả  Lapides  đề  xuất  năm  1972  đã  chứng  minh  được  tính  an  toàn,  hiệu  quả,  và  hiện  nay  kỹ  thuật  này  đã  được  phổ  biến  rộng  rãi.  Năm  1980,  Mitrofanoff  đề  xuất  nguyên  tắc  sử  dụng  một  cấu  trúc  dạng  ống  nhỏ  kèm  một  cơ  chế  chống ngược dòng dưới thanh mạc để làm van  chuyển  lưu.  Phẫu  t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: